Luật Doanh Nghiệp

Thủ Tục Chuyển Đổi Loại Hình Doanh Nghiệp

Hiện nay nhiều công ty/ doanh nghiệp tiến hành thủ tục để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp do mong muốn chuyển từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh nghiệp khác để phù hợp hơn với quy mô, sự phát triển và sự định hướng của doanh nghiệp. Để thuận tiện hơn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định rõ trình tự, thủ tục để chuyển đổi.

Thu-tuc-chuyen-doi-loai-hinh-doanh-nghiep

Có bao nhiêu loại hình chuyển đổi doanh nghiệp theo luật hiện hành?

Theo pháp luật hiện hành quy định có bốn loại hình chuyển đổi doanh nghiệp, căn cứ vào Điều 202 đến Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020 gồm:

  1. Một, chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn (CTY TNHH một thành viên; CTY TNHH hai thành viên trở lên) thành công ty cổ phần;
  2. Hai, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  3. Ba, chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  4. Bốn, chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn (CTY TNHH một thành viên; CTY TNHH hai thành viên trở lên).

Trình tự tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì khi làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp các Doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở. Đồng thời Doanh nghiệp thay đổi con dấu Công ty và Mã số thuế của Doanh nghiệp.

Hồ sơ làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp gồm văn bản gì?

Chủ thể tiến hành làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phải chuẩn bị hồ sơ, căn cứ vào Điều 26 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp gồm:

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)
  2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc thay đổi của:
  • Một, chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên)
  • Hai, Hội đồng thành viên của công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên)
  • Ba, Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần)
  1. Điều lệ công ty (đối với công ty TNHH và công ty cổ phần)
  2. Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần)
  3. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư
  4. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư mới: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân khác còn hiệu lực

Đối với nhà đầu tư là pháp nhân thì cần có: Bản sao hợp lệ quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác;

Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì những giấy tờ cá nhân cần phải được Hợp pháp hóa lãnh sự

Kèm theo một số giấy tờ:

Trường hợp chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty TNHH hai thành viên trở lên:

  1. Một, hợp đồng chuyển nhượng (kèm theo các giấy tờ chứng minh) hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng, cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp chủ sở hữu chuyển nhượng, tặng cho một phần quyền sở hữu công ty cho một hoặc một số cá nhân khác.
  2. Hai, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy động thêm vốn góp nếu chủ sở hữu huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số cá nhân khác.

Trường hợp chuyển đổi từ công ty TNHH hai thành viên trở lên sang công ty TNHH một thành viên: Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh.

Trường hợp chuyển từ công ty cổ phần sang công ty TNHH và ngược lại: Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp và các giấy tờ chứng minh hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư.

Thời hạn giải quyết, kết quả thực hiện và lệ phí làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp như thế nào?

Thời hạn giải quyết sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh căn cứ vào Điều 202 đến Điều 205 Luật doanh nghiệp 2020 là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ từ doanh nghiệp để làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Lệ phí tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là 100.000 đ/ lần cấp.

Trên đây là nội dung liên quan về “thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp”, việc thực hiện được tiến hành tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở. Trường hợp quý khách có nhu cầu cần tư vấn, hoặc cần thực hiện thủ tục, hãy liên hệ trực tiếp với Chuyên Tư Vấn Luật
qua hotline 1900 63 63 87 để được hướng dẫn cụ thể hơn.

4.7 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *