Luật Thừa Kế

Thủ tục chứng thực di chúc tại UBND xã

Thủ tục chứng thực di chúc tại UBND xã ngày càng được nhiều người quan tâm hơn bởi tính an toàn, chắc chắn về cơ sở pháp lý của loại di chúc này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin quan trọng về điều kiện, thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục thực hiện chứng thực di chúc theo quy định hiện hành.

Các quy định về thủ tục chứng thực di chúc tại UBND xã

>>> Xem thêm: Cách Lập Di Chúc Hợp Pháp

Điều kiện để chứng thực di chúc

Việc lập di chúc và chứng thực di chúc tại Ủy ban nhân dân cấp xã lần lượt quy định tại các điều 625, 630 và điều 636 Bộ Luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), đồng thời cũng được Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Quyết định số 1329/QĐ-BTP bổ sung các điều kiện để chứng thực di chúc như sau:

Tình trạng sức khỏe của người lập di chúc

Khoản 2 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, Điều 630 BLDS 2015 quy định về tình trạng sức khỏe của người lập di chúc:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; hoặc
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản.

Ngoài ra, Quyết định 1329/QĐ-BTP còn chỉ ra trách nhiệm của cán bộ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu chứng thực di chúc là phải đảm bảo người lập di chúc phải tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì mới thực hiện việc chứng thực. Theo đó, người yêu cầu chứng thực cần cung cấp giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền để chứng minh tình trạng sức khỏe của mình theo đúng quy định.

Người lập di chúc cần cung cấp giấy khám sức khỏe do tổ chức y tế có thẩm quyền cấp

>>> Xem thêm: Thủ Tục Lập Di Chúc Tại Phòng Công Chứng

Đối với di sản được lập di chúc

Di sản là tài sản riêng của người chết (Điều 614 BLDS 2015). Vì vậy, cần phải chứng minh di sản của người để là di chúc là tài sản hợp pháp của người đó theo đúng quy định.

Vì vậy, đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định thì cần thiết phải có các giấy tờ chứng minh là tài sản hợp pháp của người để lại di chúc khi người đó thực hiện thủ tục chứng thực tại UBND cấp xã.

Hồ sơ thực hiện lập di chúc tại UBND xã bao gồm gì?

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:

  • Dự thảo di chúc;
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Trình tự thủ tục thực hiện chứng thực di chúc tại UBND xã

Căn cứ Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, Quyết định 1329/QĐ-BTP và BLDS 2015 thì trình tự thủ tục thực hiện chứng thực di chúc gồm các bước:

Bước 1: Nộp hồ sơ. Người lập di chúc có nhu cầu đến UBND cấp xã nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực di chúc.

Bước 2: Kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ. Người thực hiện chứng thực tiến hành kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ và các điều kiện về tình trạng sức khỏe của người lập di chúc, tình trạng di sản nêu trên.

Bước 3: Người lập di chúc tiến hành ký tên, người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định. Theo đó:

  • Nếu người lập di chúc không ký được: phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng.
  • Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
  • Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

Chi phí lập di chúc chứng thực tại UBND xã

Căn cứ Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực thì chi phí thực hiện là 50.000 đồng/di chúc.

Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết Thủ tục chứng thực di chúc tại UBND cấp xã. Nếu Quý độc giả còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ VÀ CÁC THỦ TỤC VỀ THỪA KẾ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Luật sư của Chuyên tư vấn luật hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Xin cảm ơn!

4.9 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết