Luật Đất Đai

Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp liên quan đến các giao dịch nhà đất

Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp liên quan đến các giao dịch nhà đất rất quan trọng bởi theo quy định, nếu hết thời hiệu khởi kiện mà một bên có yêu cầu áp dụng thời hiệu thì tranh chấp đó sẽ không được tòa án giải quyết. Việc xác định thời hiệu ảnh hưởng đến quá trình giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người có liên quan

Giao dịch liên quan đến đất đai
Giao dịch liên quan đến đất đai

Những giao dịch liên quan đến đất đai

Hiện nay, những giao dịch dân sự diễn ra hàng giờ, hàng ngày mà đặc biệt là những giao dịch liên quan đến đất đai như chuyện nhượng, tặng cho, góp vốn quyền sử dụng đất…Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ hiểu biết những quy định của pháp luật về những giao dịch liên quan đến đất nên rất dễ phát sinh những tranh chấp.

Rủi ro phát sinh tranh chấp từ các giao dịch nhà đất
Rủi ro phát sinh tranh chấp từ các giao dịch nhà đất

Theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013, Những giao dịch liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn…thì phải lập thành văn bản có công chứng chứng thực theo quy định.

Những tranh chấp thường gặp đối với những giao dịch liên quan đến đất

Trong thực tế, những tranh chấp thường gặp khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai rất phổ biến như:

  • Tranh chấp về chậm thanh toán tiền mua nhà;
  • Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua đất;
  • Tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Tranh chấp hợp đồng giấy tay không có công chứng chứng thực;
  • Tranh chấp đất không phải là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều những tranh chấp khác có liên quan đến các giao dịch liên quan đến đất. Khi có tranh chấp phát sinh, các bên thường lựa chọn Tòa án làm cơ quan giải quyết tranh chấp. Khi tiến hành khởi kiện, các bên cần lưu ý đến thời hiệu khởi kiện còn hay đã hết.

Tính thời hiệu khởi kiện các giao dịch liên quan đến đất đai

Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Xác định thời hiệu khởi kiện theo quy định
Xác định thời hiệu khởi kiện theo quy định

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Trình tự thủ tục khởi kiện

  1. Nộp đơn khởi kiện;
  2. Tòa án xem xét thụ lý;
  3. Tòa án xét xử sơ thẩm;
  4. Tòa án xét xử phúc thẩm nếu có

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp giao dịch liên quan đến đất đai. Trường hợp Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc hoặc những khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai liên hệ HOTLINE 1900 63 63 87 để được giải đáp và tư vấn chi tiết. Trân trọng!

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết