Luật Đất Đai

Thời Hiệu Khởi Kiện Đòi Lại Đất Là Bao Lâu?

Các giao dịch dân sự trong cuộc sống càng tăng lên, hàng ngày vẫn xảy ra rất nhiều tranh chấp mà tiêu biểu là tranh chấp liên quan đến đất đai. Vậy thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đất đai là bao lâu? Trong nội dung bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai
Thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai

Như thế nào là tranh chấp đất đai.

Theo quy định của Pháp luật về đất đai định nghĩa: TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tranh chấp đất đai thường gặp nhất trong thực tế là tranh chấp về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất.

Quy định của pháp luật chưa rõ ràng nên dễ gây nhầm lẫn giữa “ tranh chấp đất đai” và “ tranh chấp liên quan đến đất đai”. Để xác định và phân biệt hai khái niệm này chúng ta có thể dựa vào những loại tranh chấp phổ biến như:

  • Đối với tranh chấp đất đai, tranh chấp phổ biến là việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất.
  • Đối với tranh chấp liên quan đến đất đai, tranh chấp phổ biến liên quan đến các giao dịch liên quan đến đất đai, thừa kế, tài sản chung của vợ chồng.

Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đòi lại đất.

Khởi kiện đòi lại đất trong thời hiệu khởi kiện
Khởi kiện đòi lại đất trong thời hiệu khởi kiện

Căn cứ khoản 3 Điều 155 BLDS không áp dụng thời hiệu đối với tranh chấp đất đai quy định tại Luật Đất đai.

Thủ tục khởi kiện đòi lại đất.

Phương thức khởi kiện đòi lại đất tại Tòa án
Phương thức khởi kiện đòi lại đất tại Tòa án

Sau khi tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không thành, chúng ta có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu tòa giải quyết.

Tòa án có thẩm quyền giải quyết đòi lại đất.

Theo quy định tại Điều 35, 37, 39 BLTTDS 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản, trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp thì sẽ thược thẩm quyền của Tòa cấp tỉnh. . 

Hồ sơ khởi kiện.

  • Đơn khởi kiện nêu rõ người khởi kiện, người bị kiện, trình bày nội dung, những nội dung yêu cầu tòa án giải quyết;
  • Chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện;
  • Giấy tờ tùy thân kèm theo.

Trình tự thủ tục khởi kiện đòi lại đất.

  • Nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền;
  • Tòa án nhận đơn khởi kiện, ra thông báo thụ lý, tiến hành phiên hòa giải…
  • Tòa xét xử sơ thẩm;
  • Xét xử phúc thẩm nếu có.

Trên đây là bài viết về nội dung trên. Quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

4.7 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết