Luật Dân sự

Thời hiệu khiếu nại trong hoạt động thương mại

Thời hiệu khiếu nại trong hoạt động thương mại là vấn đề được các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại quan tâm. Thời hiệu có ảnh hưởng nhiều đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bài viết này sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về thời hiệu khiếu nại trong hoạt động thương mại, nghĩa vụ các bên khi xảy ra hoạt động khiếu nại…. và các vấn đề liên quan.

Thời hiệu khiếu nại trong hoạt động thương mại.
Thời hiệu khiếu nại trong hoạt động thương mại.

Khiếu nại trong hoạt động thương mại

Hoạt động thương mại là gì?

Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Luật Thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Khiếu nại là gì?

Khiếu nại

Căn cứ Khoản 1, Điều 2, Luật Khiếu nại 2011, khiếu nại được hiểu là việc công dân, cơ quan, tổ chức …theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, …có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên việc khiếu nại thương mại được đề cập trong bài này là để chỉ việc một bên trong hợp đồng thương mại đưa ra những yêu cầu, yêu sách của người mua đối với bên bán để bên bán khắc phục bồi thường do hàng hóa, dịch vụ không đúng như thỏa thuận

Thời hiệu khiếu nại thương mại

Thời hiệu là gì?

Căn cứ khoản 1, Điều 149, Bộ luật Dân sự 2015 thời hiệu được hiểu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do pháp luật quy định.

Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu của một bên hoặc các bên khi yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Căn cứ Khoản 1, Điều 144, Bộ luật Dân sự 2015, thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

Cách tính thời hiệu

Căn cứ Điều 151, Bộ luật Dân sự 2015, theo đó thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

Như vậy, để tính thời hiệu phải biết thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày cuối cùng.

Quy định của pháp luật về thời hiệu khiếu nại trong hoạt động thương mại

Thời hạn khiếu nại

căn cứ Điều 318, Luật Thương mại 2005, thời hạn khiếu nại của hoạt động thương mại được các bên tự do thỏa thuận.

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì được xác định như sau:

  • Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
  • Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; nếu hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
  • Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.

Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ được Luật Thương mại 2005, quy định tại điểm đ, Khoản 1, Điều 237, thương nhân kinh doanh hoạt động dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm hàng hóa phát sinh khi thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;

Nghĩa vụ của các bên khi khiếu nại trong hoạt động thương mại

Nghĩa vụ của bên mua hàng hóa mà hàng hóa hư hỏng khi khiếu nại:

  • Kiểm tra kỹ số lượng hàng hóa bị hư hỏng, bị thiệt hại;
  • Thông báo có bên mua ngay lập tức về tình trạng của hàng hóa;
  • Giữ nguyên hiện trạng hàng hóa;
  • Lập biên bản hư hỏng có chữ ký của các bên…

Giữ nguyên tình trạng hàng hóa
Giữ nguyên tình trạng hàng hóa

Nghĩa vụ của bên bán hàng hóa:

  • Kiểm tra lại, xác định lại hàng hóa hư hỏng, thiệt hại;
  • Xác định nguyên nhân thiệt hại cho đâu;
  • Có văn bản trả lời cho bên mua về hướng giải quyết, cách xử lý…

Cách thức giải quyết khiếu nại trong hoạt động thương mại

Trong trường hợp hàng hóa hư hỏng hay thiệt hại nguyên nhân xuất phát từ bên người bán, người bán có thể chọn một trong các cách sau để giải quyết vấn đề:

  • Giao lại số lượng hàng hóa đã bị hư hỏng, thiệt hại, đồng thời nhận lại số lượng hàng hóa hư hỏng đó;
  • Giảm giá thanh toán đơn hàng trong trường hợp khoảng cách địa lý quá xa để thực hiện việc giao lại hàng hóa;
  • giảm giá, chiết khấu cho đơn hàng tiếp theo;
  • Giao lại số hàng hóa bị thiếu hụt;
  • Sửa chữa lại hàng hóa bị hư hại.

Trên đây là bài viết liên quan đến thời hiệu khiếu nại trong hoạt động thương mại. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến thời hiệu khiếu nại trong hoạt động thương mại, cần được tư vấn. Vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

5 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết