Luật Thừa Kế

Thời Hạn Phân Chia Di Sản Do Người Chết Để Lại ?

Thời hạn để người thừa kế yêu cầu chia di sản được quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc thời điểm Toà án tuyên bố một người đã chết. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản thuộc quyền sỡ hữu của người đang chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu HOẶC di sản thuộc về nhà nước nếu không có người chiếm hữu hoặc được lợi về tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự .

Thời hạn để phân chia di sản do người chết để lại hiện nay

Thời hạn để phân chia di sản do người chết để lại hiện nay

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/09/1990 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là BẤT ĐỘNG SẢN được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: THỜI HIỆU KHỞI KIỆN ĐƯỢC TÍNH TỪ NGÀY 10/09/1990. Theo Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP, Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 24/08/1998 và Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/07/2006 thì khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 1/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 1/7/1996 đến ngày 1/1/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia; thời gian từ ngày 01/07/1996 đến ngày 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

Quá trình phân chia di sản theo quy định của pháp luật hiện hành

Theo Điểm d Khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với những giao dịch được xác lập trước ngày bộ luật này có hiệu lực thì thời hiệu được áp dụng theo bộ luật này. Như vậy, đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01/01/2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do “thời hiệu khởi kiện đã hết” nhưng theo quy định Điểm d Khoản 1 Điều 688, thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.

Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 688 Bộ luật Dân sự 2015 thì không áp dụng Bộ luật này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với vụ việc mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự trước ngày Bộ luật này có hiệu lực. Như vậy, những vụ kiện về thừa kế liên quan đến thời hiệu đã được giải quyết bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì sẽ không được xem xét lại. Tuy nhiên, nếu vụ kiện chỉ mới được xét xử ở cấp sơ thẩm thì sau ngày 01/01/2017 Tòa án cấp phúc thẩm vẫn áp dụng thời kiệu thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

>>>Xem thêm: Phân chia di sản khi đã hết thời hiệu khởi kiện

Trên đây là nội dung tư vấn về thời hạn phân chia di sản thừa kế do người chết để lại.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *