Luật Dân sự

Thời hạn của hợp đồng ủy quyền trong bao lâu?

Thời hạn của hợp đồng ủy quyền trong bao lâu? là vấn đề trong dân sự thường gặp hiện nay. Công việc quá nhiều nên những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thường thỏa thuận và lập hợp đồng ủy quyền cho một bên khác. Vậy pháp luật quy định giấy ủy quyền sẽ có thời hạn bao lâu? Thực tiễn HẾT HẠN HỢP ĐỒNG được giải quyết ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.

Quy định về ủy quyền
Quy định về ủy quyền

>>> Xem thêm: Thủ tục ủy quyền mua bán tài sản nhà đất khi đang ở nước ngoài

Quy định về ủy quyền theo pháp luật hiện hành

Hợp đồng ủy quyền là gì

Theo Điều 562 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên. Bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Bên được ủy quyền có quyền được ủy quyền lại cho người khác nếu:

  • Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
  • Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Lưu ý việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Hình thức của hợp đồng ủy lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Phạm vi hợp đồng ủy quyền

Phạm vi ủy quyền là giới hạn ủy quyền mà các bên thỏa thuận với nhau. Các bên thực hiện công việc cũng như nghĩa vụ trong giới hạn đã được thỏa thuận trước. Mọi hành vi thực hiện hoặc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng giới hạn đều làm phát sinh những hậu quả pháp lý mà một trong các bên phải gánh chịu.

Phạm vi ủy quyền do các bên thỏa thuận và do bên ủy quyền quyết định. Theo đó, phạm vi ủy quyền có thể giới hạn trong phạm vi đại diện theo Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 hoặc nằm ngoài nếu các bên có thỏa thuận khác.

Nói cách khác, trừ trường hợp pháp luật quy định không được phép ủy quyền thì phạm vi ủy quyền do bên ủy quyền tùy nghi quyết định.

Trong trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi ủy quyền thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Điều kiện có hiệu lực

Hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ủy quyền khi đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Phải được lập thành hợp đồng ủy quyền có sự xác nhận của các bên;
  • Phải được công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền trong một số trường hợp cụ thể tại Điều 55 Luật Công chứng;
  • Hợp đồng ủy quyền không vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội;
  • Không bị vô hiệu do giả tạo;
  • Hợp đồng do chủ thể có đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
  • Không phải hợp đồng xác lập do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.

Thời hạn của hợp đồng ủy quyền bao lâu

Theo quy định tại Điều 140 BLDS 2015, thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Và Điều 563 thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì hiệu lực là 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Trường hợp để xác định thời hạn ủy quyền

Tại Điều 563 BLDS 2015, thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Theo đó, có 03 trường hợp để xác định thời hạn của hợp đồng ủy quyền:

  • Theo thỏa thuận cụ thể giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền;
  • Theo quy định cụ thể của pháp luật;
  • Thời hạn ủy quyền xác định rõ là 01 năm nếu không thuộc các trường hợp nêu trên.

Như vậy, pháp luật cho phép trong hợp đồng ủy quyền quy định về thời hạn ủy quyền. Không có thời gian tối đa và thời gian tối thiểu, sẽ do các bên tự do lựa chọn một khoảng thời gian phù hợp để làm thời hạn ủy quyền.

Nếu các bên không thỏa thuận thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực 01 năm kể từ ngày xác lập. Không có hợp đồng ủy quyền nào tồn tại vĩnh viễn.

Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào

Hiệu lực hợp đồng
Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng ủy quyền sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp:

  • Nội dung ủy quyền đã hoàn thành;
  • Người được đại diện hoặc là người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền;
  • Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt sự tồn tại;
  • Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
  • Những căn cứ khác làm cho việc ủy quyền không thể thực hiện được,…

>>> MỜI BẠN ĐỌC THAM KHẢO: BÁN ĐẤT BẰNG HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN CÓ HỢP PHÁP KHÔNG

Trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi về thời hạn của hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự 2015. Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào, vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để LUẬT SƯ DÂN SỰ giải đáp và hỗ trợ pháp lý kịp thời. Xin cảm ơn.

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết