Luật Lao Động

Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động bằng email công ty có hợp lệ không?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động hiện hành, việc thỏa thuận chấm dứt lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động là hoàn toàn hợp pháp, tuy nhiên vấn đề được đặt ra là hình thức thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động bằng email công ty có hợp lệ không. Hôm nay Chuyên Tư Vấn Luật sẽ giải đáp một số vấn đề liên quan đến thắc mắc trên, mời quý bạn đọc cùng đón xem:

Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động bằng email có hợp lệ không

  

Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động bằng email có hợp lệ không

Chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

  • Hết hạn hợp đồng lao động;
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu;
  • Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
  • Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải;
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định pháp luật;
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

CSPL: Điều 34 Bộ luật Lao động 2019

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

 

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

>>>Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng lao động vì dịch bệnh Corona có được không?

Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng đúng luật

  • Chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động hết hạn theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ. Ngoài ra, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo Điều 42 Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp này, trước hết doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động để thành lập phương án sử dụng lao động, nếu không thể giải quyết được mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động. Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác đã giữ lại của người lao động
  • Chấm dứt hợp đồng lao động do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo Điều 43 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động kế tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện. Nếu không sử dụng hết lao động hiện có, người sử dụng lao động kế tiếp phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. Nếu buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp bị tổ chức lại giải quyết việc chấm dứt hợp đồng lao động. Đồng thời, doanh nghiệp chi trả trợ cấp mất việc làm cho họ.
  • Chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của các bên theo khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019.
  • Ngoài ra doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu rơi vào trường hợp khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019

>>>Xem thêm: Lương ngừng việc có được thấp hơn lương tối thiểu vùng không?

Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động qua email công ty có hợp lệ không?

Do hợp đồng lao động được ký kết trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nên pháp luật cũng tôn trọng quyền của các bên trong việc chấm dứt hợp đồng. Đồng thời, theo khoản 3 Điều 39 Bộ luật Lao động 2019, người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu hai bên thống nhất được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng thì đó là cách tốt nhất.

Pháp luật lao động hiện hành không quy định cụ thể phương thức thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, vì vậy, giữa người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận qua email của công ty.

Theo cách này, người lao động vừa có thể chấm dứt hợp đồng theo đúng ý muốn, vừa đảm bảo được các quyền lợi chính đáng của mình. Đồng thời người sử dụng lao động cũng vui vẻ với sự ra đi này của người lao động.

Nghĩa vụ doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng trái luật

Theo Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng trái luật có các nghĩa vụ sau:

  • Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
  • Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
  • Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
  • Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng trái luật

Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng trái luật

>>>Xem thêm: thủ tục khởi kiện đòi bồi thường khi bị đuổi việc

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Chuyên Tư Vấn Luật về thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động qua email của công ty. Nếu bạn đọc có bất kỳ các vướng mắc nào khác, vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG giải đáp rõ hơn. Trân trọng.

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết