Luật Đất Đai

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp huyện

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện đang là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy điều kiện để giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện và thẩm quyền giải quyết như thế nào  Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để có thể hiểu rõ hơn những quy định về vấn đề trên.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp Huyện

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện

Tranh chấp đất đai là gì?

Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Có 03 dạng tranh chấp đất đai chủ yếu:

  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất
  • Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
  • Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Hòa giải trong tranh chấp đất đai

Căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Nơi giải quyết tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai ở đâu?

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai mà đương sự có Sổ đỏ hoặc Giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất

Đối với trường hợp này, Tòa án nhân dân nơi có đất là cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự (Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013).

Trường hợp 2: Tranh chấp đất đai mà đương sự không có sổ đỏ hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Đối với trường hợp này, căn cứ khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân nơi có đất (Đương sự lựa chọn một trong hai chủ thể để thực hiện giải quyết tranh chấp cho mình). Việc xác định chủ thể có thẩm quyền sẽ căn cứ vào sự lựa chọn của đương sự. Đương sự được phép chọn một trong hai, Tòa án nhân dân giải quyết theo Thủ tục tố tụng dân sự hoặc UBND để giải quyết tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện

Điều kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện

Căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật đất đai 2013 điều kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện là:

  • Tranh chấp đã được tiến hành hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành.
  • Các bên tham gia tranh chấp không có sổ đỏ hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất.
  • Các bên tham gia tranh chấp lựa chọn giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND huyện.
  • Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của luật.

Thời hạn thực hiện thủ tục tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Khoản 40 Điều 1 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:

  • Hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày.
  • Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày.
  • Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày.

>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai cấp huyện như thế nào?

Trên đây là bài viết về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện, đặc biết là thời hạn để thực hiện thủ tục tranh chấp đất đai. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN VỀ LUẬT ĐẤT ĐAI, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết