Luật Lao Động

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại cho người lao động

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại cho người lao động là vấn đề quan trọng được người lao động quan tâm khi có nhu cầu muốn khiếu nại về lao động để bảo vệ quyền lợi bị xâm phạm của mình. Vậy thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thủ tục khiếu nại lao động như thế nào…. sẽ được chúng tôi cung cấp như sau.

Khiếu nại về lao động

Khiếu nại về lao động

>>Xem thêm: Quy định pháp luật về chế độ tử tuất

Khiếu nại về lao động là gì?

Khiếu nại về lao động là việc người lao động, người thử việc, người tập nghề khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình đã yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi đó.

Căn cứ theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3, Nghị định 24/2018/NĐ-CP giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động.

Thời hiệu khiếu nại lao động

Thời hiệu để tiến hành khiếu nại lần đầu là 180 ngày, tính từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi của người sử dụng lao động bị khiếu nại.

Nếu vì lý do chính đáng người khiếu nại không thể khiếu nại trong thời hạn trên thì quãng thời gian đó không tính vào thời hiệu khiếu nại. Các lý do là chính đáng như:

  • Bệnh tật, ốm đau,
  • Công tác, học tập ở nơi xa;
  • Thiên tai;
  • Những trở ngại khách quan khác

Căn cứ: Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP

Hình thức khiếu nại lao động

Trực tiếp

Cơ quan tiếp nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm hướng dẫn người lao động viết đơn khiếu nại đúng pháp luật hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại tất cả những nội dung có trong đơn khiếu nại và người lao động ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn đó.

Bằng đơn khiếu nại

Nếu người lao động khiếu nại bằng đơn thì nội dung đơn khiếu nại phải có các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ người khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ người/ cơ quan, tổ chức bị khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại;
  • Yêu cầu giải quyết khiếu nại;
  • Danh mục tài liệu đính kèm;
  • Chữ ký người thực hiện khiếu nại.
Mẫu đơn khiếu nại lao động

Mẫu đơn khiếu nại lao động

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động

  • Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
  • Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu của người sử dụng lao động hoặc đã hết thời mà khiếu nại không được giải quyết.

Căn cứ Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP 

Thủ tục khiếu nại lao động

Khiếu nại lần đầu

Nộp đơn khiếu nại

Người lao động khiếu nại với một trong hai hình thức nêu trên

Thụ lý đơn khiếu nại và giải quyết khiếu nại

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được khiếu nại người giải quyết khiếu nại lần đầu có trách nhiệm tiến hành thụ lý giải quyết.
  • Người giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.
  • Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là không quá 30 ngày, tính từ ngày thụ lý. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không được vượt quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Nếu ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian hơn thì thời hạn giải quyết cũng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

CSPL: Điều 19, 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP 

Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu

Người giải quyết khiếu nại lần đầu ra quyết định giải quyết khiếu nại được quy định Điều 23 NĐ 24/2018/NĐ-CP

Khiếu nại lần hai

  • Trong vòng 07 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được đơn khiếu nại người giải quyết khiếu nại lần hai thụ lý giải quyết
  • Người giải quyết khiếu nại thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.
  • Nếu không thụ lý giải quyết vụ việc đó thì phải nêu rõ lý do.
  • Thời hạn để giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; Đối với vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian hơn thì thì thời hạn giải quyết khiếu nại cũng không được quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
  • Nếu ở vùng sâu, vùng xa mà việc đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, tính từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian hơn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, tính từ ngày thụ lý.
  • Người giải quyết khiếu nại lần hai ra quyết định giải quyết khiếu nại

CSPL: Điều 27, 28 Nghị định 24/2018/NĐ-CP 

Khởi kiện ra tòa án

Khởi kiện ra Tòa án

Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định thì người khiếu nại có thể khởi kiện vụ ra Tòa án theo quy định pháp luật.

Thông qua bài viết trên của chúng tôi hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của quý bạn đọc quy định của pháp luật về chế độ tử tuất. Nếu cần tìm hiểu thêm về bài viết hoặc cần tư vấn luật dân sự xin vui lòng liên hệ LUẬT SƯ LAO ĐỘNG, của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết