Luật Hình Sự

Sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có bị phạt tù?

Sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ có bị phạt tù hay không là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Theo đó, hành vi cấu thành tội phạm sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ được quy định tại điều 305 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà chủ thể vi phạm sẽ chịu các khung hình phạt khác nhau theo quy định của pháp luật.

Vật liệu nổ

Sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là gì?

Theo quy định tại khoản 7 điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, khái niệm vật liệu nổ được quy định như sau:

Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:

  • Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
  • Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.

Có thể thấy, vật liệu nổ nói chung theo quy định của pháp luật hiện hành là những sản phẩm có khả năng phát nổ, gây nguy hiểm cho con người.

Các yếu tố cấu thành tội phạm của điều 305 Bộ luật Hình sự 2015

Đối với hành vi sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, để cấu thành tội phạm tại điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cần đáp ứng đầy đủ các yếu tố sau:

Chủ thể

Đối với hành vi sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, chủ thể thực hiện hành vi mạo danh chữ ký người khác là là chủ thể thường và phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Theo quy định tại khoản 1 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

  • Có đủ năng lực trách nhiệm hình sự: chủ thể thực hiện hành vi không thuộc trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Khách thể

  • Hành vi sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ xâm phạm đến các quy định độc quyền của nhà nước về sử dụng, mua bán và quản lý các loại vật liệu nổ.
  • Đối tượng của tội phạm này là các loại vật liệu nổ. Đây là những sản phẩm có khả năng phát nổ, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của con người. Chính vì vậy, việc quản lý những loại vật liệu này phải được đảm bảo nhằm tránh gây thiệt hại.

Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm

Mặt chủ quan

Theo khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), hành vi sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội hoàn toàn biết được hành vi của mình là trái pháp luật, nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.

  • Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
  • Đối với hành vi trên, động cơ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc, người thực hiện hành vi phạm tội vì mục đích cá nhân.

Mặt khách quan

  • Sử dụng các vật liệu nổ là hành vi tự ý sử dụng các vật liệu nổ mà không được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Mua bán trái phép các vật liệu nổ là hành vi kinh doanh, trao đổi, mua bán nhằm mục đích kinh tế. Các vật liệu nổ được nhà nước quản lý, vì vậy mọi hành vi mua bán vật liệu nổ khi chưa có sự cho phép của cơ quan chức năng đều là vi phạm pháp luật.
  • Hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ là sử dụng những thủ đoạn khác như lừa đảo, tham ô, trộm cắp, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt…để chiếm đoạt các vật liệu nổ một cách trái pháp luật.
  • Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm, người thực hiện một trong các hành vi trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà không căn cứ vào hậu quả của hành vi. Thay vào đó, hậu quả được xem xét là tình tiết tăng nặng trong quá trình xét xử đối với loại tội phạm này.

Như vậy, để hành vi sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ cấu thành hành vi phạm tội ở điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), cần đáp ứng các điều kiện về chủ thể, mặt chủ quan, khách thể, mặt khách quan đã được đề cập ở trên.

Sử dụng, mua bán trái phép vật liệu nổ

Quy định về xử lý hành vi sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về khung hình phạt đối với hành vi sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ như sau:

Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Có tổ chức;
  • Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
  • Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
  • Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61 % đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Thuốc nổ các loại từ 30 kilôgam đến dưới 100 kilôgam;
  • Các loại phụ kiện nổ có số lượng rất lớn;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Thuốc nổ các loại 100 kilôgam trở lên;
  • Các loại phụ kiện nổ có số lượng đặc biệt lớn;
  • Làm chết 03 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, mức hình phạt cao nhất đối với hành vi sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là chung thân. Ngoài hình phạt chính, còn có khung hình phạt bổ sung đối với tội phạm trên là có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

>>>>Xem thêm: Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Luật sư bào chữa sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ

  • Luật sư tư vấn giải quyết các vấn đề liên quan đến hành vi sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ.
  • Hướng dẫn soạn thảo các văn bản, bào chữa cho khách hàng.
  • Luật sư đại diện giải quyết với cơ quan chức năng.
  • Luật sư đại diện trực tiếp tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi ích của khách hàng.
  • Tư vấn thu thập các tài liệu chứng cứ có lợi cho khách hàng.

Trên đây là những hướng dẫn của Luật sư về hành vi sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, các yếu tố cấu thành tội phạm, hình thức xử lý đối với hành vi trên. Nếu còn những thắc mắc về những thông tin khác cũng như những câu hỏi liên quan quý khách hàng có thể liên hệ luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được  luật sư hình sự tư vấn cụ thể.

4.72 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết