Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Thương hiệu, nhãn hiệu bị đạo nhái bởi người khác xử lý thế nào?

Thương hiệu, nhãn hiệu bị đạo nhái bởi người khác xử lý thế nào?  là một trong những tình trạng xảy ra thường xuyên hiện nay. Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu và tìm hiểu hướng giải quyết khi nhãn hiệu của doanh nghiệp bị đạo nhái bởi người khác, xâm phạm trái phép, quý khách hàng quan tâm có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Một số nhãn hiệu trên thị trường

Một số nhãn hiệu trên thị trường

Xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, các hành vi dưới đây được coi là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu nếu người thực hiện hành vi thực hiện khi không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu:

  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
  • Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ.

Xử lý hành chính

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (Nghị định 126/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung) và Điều 13 Thông tư 11/2015/TT-BKHCN, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể bị xử lý hành chính như sau:

  1. Hình thức xử phạt chính: phạt cảnh cáo, phạt tiền

Tùy theo mức độ vi phạm và giá trị hàng hóa, dịch vụ bị vi phạm mà xác định mức phạt tiền khác nhau đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

  1. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng.
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm
  • Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
  • Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạ trong tên doanh nghiệp
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trái pháp luật

Đạo nhái nhãn hiệu

Đạo nhái nhãn hiệu

Xử lý hình sự

Theo quy định tại Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền đối với nhãn hiệu nói riêng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 Bộ luật Hình sự hiện hành, hành vi này có thể bị xử lý hình sự như sau:

  1. Hình thức xử phạt chính:
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 triệu đồng
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
  • Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
  1. Hình thức xử phạt bổ sung:
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng
  • Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của pháp nhân thương mại, hình thức xử phạt có thể là phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp hành vi vi phạm thỏa mãn các điều kiện về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tãi Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và  Chương XX Bộ luật Dân sự 2015.

Các điều kiện để yêu cầu bên vi phạm thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

  • Có hành vi vi phạm pháp luật
  • Có thiệt hại thực tế
  • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại thực tế

Làm gì khi bị đạo nhái nhãn hiệu?

Hòa giải

HÒA GIẢI là phương thức xử lý tranh chấp tối ưu do tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức. Pháp luật khuyến khích các bên khi xảy ra tranh chấp, xung đột đặc biệt là những tranh chấp với phạm vi và quy mô nhỏ nên lựa chọn phương thức hòa giải để việc giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, tiện lợi đảm bảo quyền lợi của các bên một cách kịp thời.

Trong quá trình hòa giải, các bên có thể tự do thương lượng, thỏa thuận về cách giải quyết nhưng không được vi phạm các quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Khởi kiện

Khi có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và có thiệt hại xảy ra, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Tòa án. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại các Điều 26, Điều 35, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Tố cáo

Trong trường hợp hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu diễn ra ở mức độ nghiêm trọng và phức tạp, bên bị vi phạm có thể gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm đến cơ quan Điều tra để cơ quan Điều tra xem xét, ra quyết định KHỞI TỐ vụ án, khởi tố bị can, xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hình sự.

Cách bảo vệ nhãn hiệu để hạn chế tổn thất do đạo nhái

Đăng ký nhãn hiệu

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ đem lại nhiều lợi ích, lợi thế cho doanh nghiệp đặc biệt, đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, hạn chế tổn thất do hành vi đạo nhái, xâm phạm nhãn hiệu. Các lợi ích mà việc đăng ký nhãn hiệu đem lại cụ thể như sau:

  • Là cơ sở pháp lý xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu khi có tranh chấp về nhãn hiệu;
  • Ngăn chặn, hạn chế sự đạo nhái, sao chép nhãn hiệu từ các chủ thể khác;
  • Tăng cường mức độ tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp

Đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu

Quyền đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 87, Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo

Đăng ký quyền tác giả

Ngoài việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dưới hình thức đăng ký quyền sở hữu công nghiệp, doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu, logo của mình dưới hình thức đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả theo quy định tại Chương V Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền tác giả

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về tư vấn quy định của pháp luật khi bị xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, thương hiệu. Nếu còn có bất cứ thắc mắc gì về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ , quý khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn cụ thể, chi tiết.

4.6 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết