Luật Sở Hữu Trí Tuệ

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 27 của Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 2019 và 2022 (LSHTT) và được hướng dẫn tại Điều 26 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 85/2011/NĐ-CP. Bài viết sau sẽ trình bày rõ hơn nội dung này. 

Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Nội dung bảo hộ quyền tác giả

Bảo hộ quyền tác giả bao gồm bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản:

Thứ nhất , Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

  • Một là: Đặt tên cho tác phẩm.
  • Hai là: Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút  danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
  • Ba là: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
  • Bốn là: Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

CSPL: Điều 19 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 2019 và 2022

Thứ hai, Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

  • Một là: Làm tác phẩm phái sinh;
  • Hai là: Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua bất kỳ phương tiện tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm
  • Ba là: Sao chép tác phẩm: trực tiêp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm;
  • Bốn là: Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chứng đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình
  • Năm là: Phát sóng, Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn.
  • Sáu là: Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.

CSPL: Điều 20 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 và 2022

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Thứ nhất: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả vô thời hạn cho các quyền sau: đặt tên tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, khỏi bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Thứ hai: Bảo hộ quyền tác giả có thời hạn cho các quyền sau: Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản của Luật này. Cụ thể:

  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì theo quy định tại điểm b khoản này;
  • Tác phẩm không thuộc điểm a khoản này, bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
  • Thời hạn bảo hộ trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

CSPL: Điều 27 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 2019 và 2022

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm?

  • Thứ nhất: Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Thứ hai: 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
  • Thứ ba: Giấy uỷ quyền cho đơn vị đại diện (nếu có);
  • Thứ tư: Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
  • Thứ năm: Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Thứ sáu: Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung

Căn cứ: Điều 50 Luật Sở hữu Trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 2019 và 2022

Quy định về hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Quy định về hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả

Các tài liệu quy định tại thứ ba, thứ 4, thứ 5, và thứ sáu phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Sau khi chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì ai là chủ sở hữu tác phẩm?

Sau khi chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì  quyền sở hữu tác phẩm sẽ thuộc về cộng đồng; tức là ai cũng có thể sử dụng tác phẩm đó vào mục đích cá nhân một cách hợp pháp mà không bị ngăn cản bởi bất kỳ một chế định pháp luật như: quyền chế tác, quyền cải biên, chuyển thể…

Việc sử dụng tác phẩm không được làm mất đi bản chất của tác phẩm và phải thể hiện tên của tác giả, vì quyền nhân thân như lưu bút danh, quyền đặt tên cho tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, không ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tác giả.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua hotline 1900 63 63 87.

4.6 (20 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *