Luật Hợp Đồng

Rủi ro pháp lý khi ký hợp đồng đầu tư lướt sóng

Rủi ro pháp lý khi ký hợp đồng đầu tư lướt sóng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đầu tư lướt sóng là việc đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao trong thời gian ngắn, tuy nhiên lại chứa nhiều rủi ro, nhất là rủi ro về mặt pháp lý. Vậy những rủi ro khi ký hợp đồng đầu tư lướt sóng là gì? Cùng Chuyên tư vấn luật tìm hiểu nhé!

hợp đồng đầu tư lướt sóng

Hợp đồng đầu tư lướt sóng

Hình thức đầu tư lướt sóng

Hiện nay, hình thức đầu tư lướt sóng chưa được pháp luật quy định, tuy nhiên có thể hiểu đầu tư lướt sóng là việc đầu tư trong ngắn hạn, là tận dụng những biến động của thị trường trong khoảng thời gian ngắn để đầu tư sinh lợi.

Hình thức đầu tư lướt sóng được phổ biến ở nhiều lĩnh vực trong đó sôi nổi nhất là bất động sản, chứng khoán, trái phiếu, vàng, gửi tiết kiệm,…

>>>Xem thêm: Hợp Đồng Hợp Tác Kinh Doanh

Đầu tư lướt sóng bất động sản được hiểu là một dạng đầu tư lợi nhuận mà người đầu tư chỉ cần bỏ ra 1 số tiền khoảng 15% giá trị thực của sản phẩm bất động sản đó để giữ chỗ tạm thời, sau đó chờ đợi thị trường nóng lên, nhiều người quan tâm đến sản phẩm mà nhà đầu tư đang nắm giữ và chấp nhận mua lại với giá cao hơn vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng.

hình thức đầu tư lướt sóng

Hình thức đầu tư lướt sóng

Lưu ý khi ký kết hợp đồng đầu tư lướt sóng

Việc đầu tư lướt sóng mang đến lợi nhuận cao trong thời gian ngắn, tuy nhiên, bên cạnh đó việc ký kết hợp đồng đầu tư lướt sóng mang đến nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro pháp lý, đặc biệt là rủi ro pháp lý trong hợp đồng đầu tư lướt sóng trong lĩnh vực bất động sản. Vì vậy cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Thứ nhất, về hình thức của hợp đồng

Theo quy định tại điều 501 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.ngoài ra hợp đồng này cần được công chứng, chứng thực trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

  • Thứ hai, đất tham gia giao dịch cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 gồm các điều kiện sau:

Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

Đất không có tranh chấp;

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Trong thời hạn sử dụng đất.

  • Thứ ba, về vấn đề đặt cọc

Mặc dù, hiện pháp luật không quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực, tuy nhiên để đảm bảo tránh tranh chấp hoặc các rủi ro khác thì các bên nên công chứng hoặc chứng thực.

>>>Xem thêm: Những điều cần biết về pháp lý khi mua nhà hình thành trong tương lai

  • Thứ tư, về chủ thể ký kết hợp đồng

Khi ký kết hợp đồng đầu tư lướt sóng chỉ nên ký trực tiếp với chủ đầu tư, còn nếu ký với bên môi giới thì bên môi giới phải có giấy ủy quyền từ chủ đầu tư theo quy định.

lưu ý khi ký kết hợp đồng đầu tư lướt sóng

Lưu ý khi ký kết hợp đồng đầu tư lướt sóng

Rủi ro pháp lý khi ký hợp đồng đầu tư lướt sóng

Đầu tư lướt sóng là biện pháp đầu tư sinh lợi trong thời gian ngắn, tuy nhiên ẩn chứa nhiều rủi ro, nhất là rủi ro pháp lý. Một số rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi ký kết hợp đồng đầu tư lướt sóng:

  • Hợp đồng không có hiệu lực;
  • Đặt tiền giữ chỗ mua bất động sản trái pháp luật…

Căn cứ khoản 1 và khoản 5 Điều 8 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã cấm việc kinh doanh bất động sản không đủ điều kiện theo quy định của luật và huy động, chiếm dụng vốn trái phép.

>>>Xem thêm: Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Nhà Chung Cư

Bên cạnh đó, Điều 19 của Nghị Định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 9 của Thông tư số 19/2016/TT-BXD ( bổ sung sửa đổi và bãi bỏ bởi Thông tư 07/2021/TT-BXD thì việc ký hợp đồng huy động vốn mà chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục nộp hồ sơ lên Sở Xây dựng xin chấp thuận cho phép huy động vốn theo quy định này là trái pháp luật.

  • Mua phải bất động sản không đúng chủ sở hữu, bị tranh chấp.

Vấn đề này thường xảy ra khi bên đầu tư không tìm hiểu hoặc tìm hiểu không rõ ràng về bất động sản đó.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến “Rủi ro pháp lý khi ký hợp đồng đầu tư lướt sóng”. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com

4.7 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết