Luật Dân sự

Rủi ro khi cho người khác mượn sổ đỏ để thế chấp vay tiền

Rủi ro khi cho người khác mượn sổ đỏ để thế chấp vay tiền là loại rủi ro đang xảy ra phổ biến trong thực tế hiện nay. Các “rủi ro” có thể phát sinh khi cho người khác mượn SỔ ĐỎ để thế chấp vay tiền là gì? Và trong trường hợp khi phát sinh các rủi ro này thì các bên liên quan bị thiệt hại cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mời Quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây để làm sáng tỏ vấn đề trên.

 

Thế chấp sổ đỏ để vay tiền

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật dân sự

  • Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật dân sự là các loại biện pháp do các bên tự thỏa thuận, thống nhất với nhau theo quy định pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện một hoặc một số nghĩa vụ nhất định
  • Theo quy định pháp luật dân sự hiện hành, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bao gồm 09 loại biện pháp: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản.

Căn cứ: Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ cách nói thông thường. Về pháp lý, đây là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đây là loại giấy do Nhà nước cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Sổ đỏ được xem là căn cứ công nhận quyền sở hữu đất, tài sản gắn liền với đất.

Căn cứ: Điều 17 Luật Đất đai 2013

Biện pháp bảo đảm thế chấp bằng sổ đỏ

Biện pháp bảo đảm thế chấp là một trong 09 loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại Điều 292 Bộ luật dân sự 2015. Trong đó, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). (Khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự 2015).

Biện pháp bảo đảm thế chấp bằng sổ đỏ là việc bên thế chấp sử dụng sổ đỏ của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao sổ đỏ cho bên nhận thế chấp.

>> Xem thêm: Hợp đồng cho vay tiền có thế chấp

 

Biện pháp bảo đảm thế chấp sổ đỏ

Rủi ro phát sinh khi cho người khác mượn sổ đỏ để thế chấp

Xử lý tài sản bảo đảm khi không trả được tiền vay

Khi người vay tiền sử dụng sổ đỏ để thế chấp nhưng không có khả năng thanh toán nợ thì theo quy định tại khoản 1, Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 thì các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản thế chấp sau đây:

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Các phương thức khác.

>> Xem thêm: Đất nằm trong quy hoạch có được thế chấp không?

Chấm dứt việc thế chấp tài sản

Trong một số trường hợp tại Điều 327 Bộ luật dân sự 2015 thì việc thế chấp tài sản sẽ chấm dứt khi:

  • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt: khi nghĩa vụ thanh toán đã được thực hiện thì việc thế chấp chấm dứt vì nghĩa vụ đã được hoàn thành.
  • Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ: theo ý chí của các bên, các bên sẽ xem xét có cần thiết hay không để tiếp tục việc thế chấp, nếu việc thế chấp huỷ bỏ mà quyền và nghĩa vụ của các bên không bị ảnh hưởng thì việc thế chấp có thể bị huỷ bỏ.
  • Được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác: khi việc thực hiện nghĩa vụ được các bên thỏa thuận bằng một biện pháp bảo đảm khác như cầm cố, bảo lãnh, đặt cọc,… thì khi đó việc thế chấp tài sản sẽ bị chấm dứt.
  • Tài sản thế chấp đã được xử lý: khi bên thế chấp không hoàn thành nghĩa vụ thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo quy định pháp luật thì việc chấm dứt tài sản sẽ bị chấm dứt.
  • Theo thỏa thuận của các bên.

Rủi ro xảy ra đối với tài sản bảo đảm là sổ đỏ

Khi cho người khác mượn sổ đỏ để vay tiền thì bên cho người khác mượn (bên thứ ba) cần cân nhắc các rủi ro có thể xảy ra sau:

  • Vay tiền sử dụng sổ đỏ tài sản của bên thứ ba thì việc bên vay tiền lấy tiền của bên cho vay sau đó không thanh toán nợ mà đẩy trách nhiệm trả nợ cho bên thứ ba là rủi ro rất cao xảy ra đối với bên nhận thế chấp và bên cho vay. Khi đó bên cho vay phải xử lý tài sản bảo đảm là sổ đỏ để thu hồi nợ.
  • Khi bên thứ ba không muốn sổ đỏ của họ bị đem ra xử lý thì việc họ phải đứng ra thanh toán số tiền là con đường duy nhất. Tuy nhiên, pháp luật không có đưa ra quy định nào là khi bên thứ ba trả nợ cho bên vay thì bên vay có trách nhiệm phải hoàn trả lại số tiền. Điều này vô hình trung tạo ra kẽ hở, tạo điều kiện để bên vay tiền sử dụng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

>> Xem thêm: Cách nào để kiểm tra nhà đất có bị thế chấp hay không?

Rủi ro đối với tài sản bảo đảm là sổ đỏ

Cách bảo vệ quyền, lợi ích khi phát sinh rủi ro cho người khác mượn sổ đỏ thế chấp vay tiền

Khi cho người khác mượn sổ đỏ để thế chấp vay tiền có thể nói đây là giao dịch mang rất nhiều rủi ro. Vậy cách thức để bảo vệ quyền và lợi ích của bên thứ ba khi phát sinh rủi ro có thể căn cứ vào:

  • Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của luật này”. Do đó, hợp đồng thế chấp có thể bị tuyên vô hiệu khi người sử dụng đất không đồng ý việc sử dụng sổ đỏ để thế chấp.
  • Hợp đồng thế chấp tài sản theo đó là hợp đồng mà bên thế chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, nếu việc thế chấp sổ đỏ không do chính chủ sở hữu thực hiện thì hợp đồng thế chấp sẽ bị vô hiệu.

Như vậy, việc cho người khác mượn sổ đỏ để thế chấp vay tiền có thể phát sinh rất nhiều rủi ro ảnh hưởng đến và lợi ích của bản thân. Trong trường hợp đã phát sinh rủi ro thì bên cho mượn cần có người am hiểu pháp luật để giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là điều cần thiết. Với đội ngũ Luật sư uy tín của Công ty Luật Long Phan PMT, Quý khách hàng có thể tin tưởng chúng tôi, chúng tôi sẽ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của Quý khách hàng.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề Rủi ro khi cho người khác mượn sổ đỏ để thế chấp. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan PMT qua số hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ chi tiết. Xin cảm ơn!

4.9 (18 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết