Luật Hình Sự

Quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự

Quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự là một trong những quyền rất quan trọng, giúp người bị buộc tội có cơ hội bảo vệ lợi ích chính đáng của mình trước cơ quan tố tụng. Vậy quyền im lặng của người bị buộc tội hiện nay được Bộ luật Tố tụng hình sự quy định như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự

Quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự

>>Xem thêm:Thủ tục đối chất trong Tố tụng hình sự

Quy định về quyền im lặng và các đảm bảo pháp lý trong tố tụng hình sự Việt Nam

Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 ghi nhận quyền im lặng dành cho người bị buộc tội, gồm 4 chủ thể pháp lý khác nhau bao gồm:

  • Người bị bắt;
  • Người bị tạm giữ;
  • Bị can;
  • Bị cáo.

Theo đó, trong quá trình tham gia tố tụng, tất cả các đối tượng trên đều có quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.Việc quy định quyền không đưa ra lời khai chống lại chính mình có thể được hiểu là người bị buộc tội có quyền không khai những điều chứa đựng thông tin bất lợi cho bản thân mình. Quy định này có thể hiểu tương đương với quyền im lặng.

Tuy nhiên, căn cứ theo nội dung điều luật, người bị buộc tội chỉ có thể từ chối đưa ra lời khai nếu sự thẩm vấn yêu cầu lời khai có chứa đựng thông tin chống lại họ hoặc buộc họ phải nhận mình có tội. Còn đối với những câu hỏi khác trong quá trình thẩm vấn, người bị buộc tội không có quyền giữ im lặng.

Mặt khác, một trong các nghĩa vụ của người bị buộc tội là phải có mặt theo sự triệu tập hoặc chấp hành yêu cầu của của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, điều này có nghĩa là họ không thể từ chối tham gia cuộc hỏi cung, lấy lời khai hoặc tại phiên tòa. Từ đó có thể nói rằng người bị buộc tội phải có mặt trong các cuộc thẩm vấn và không thể giữ im lặng trong suốt thời gian này.

>> Xem thêm: Thủ tục mời luật sư bào chữa trong vụ án giết người

Để đảm bảo rằng quyền im lặng có thể được sử dụng và có hiệu quả trên thực tế, pháp luật TTHS quy định 3 biện pháp đảm bảo pháp lý cụ thể như sau:

Quyền được thông báo về quyền của người bị buộc tội

Đối với quyền được thông báo về quyền của người bị buộc tội, đây là sự kế thừa từ Bộ luật TTHS 2003 và tiếp tục được duy trì ở Bộ luật TTHS 2015. Chức năng này nhằm đảm bảo người bị buộc biết và hiểu rõ quyền của mình, bao gồm quyền im lặng, và từ đó có thể quyết định đưa ra sự lựa chọn sử dụng quyền im lặng hay không.

Người bị buộc tội có quyền được thông báo về quyền im lặng của mình

Người bị buộc tội có quyền được thông báo về quyền im lặng của mình

>>Xem thêm:Hướng dẫn thân chủ kêu oan khi bị vi phạm thủ tục tố tụng hình sự

Đảm bảo pháp lý ghi âm, ghi hình bắt buộc

Tại khoản 6 Điều 183 Bộ luật TTHS 2015 quy định mọi cuộc hỏi cung diễn ra trong cơ sở tạm giữ hoặc tại trụ sở của Cơ quan điều tra đều phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Việc ghi âm, ghi hình này không chỉ nhằm bảo vệ quyền của bị can, mà còn bảo vệ phía cơ quan điều tra trước các khiếu nại, tố cáo. Trong trường hợp có bất kỳ sự cáo buộc nào về việc vi phạm quyền im lặng, quyền được thông báo quyền hoặc sự sử dụng nhục hình trong hoạt động lấy lời khai, thẩm phán có thể dựa vào các tệp hình ảnh, âm thanh này để đánh giá tính hợp pháp của lời khai.

Đảm bảo pháp lý về căn cứ đánh giá tính hợp pháp của lời khai

Theo quy định, mọi chứng cứ, bao gồm lời khai, nếu không được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định đều không được xem là chứng cứ. Nói cách khác, tính hợp pháp phải được đảm bảo bằng sự tuân thủ trình tự, thủ tục theo luật định, đồng nghĩa với việc lấy lời khai phải tuân thủ thủ tục thông báo về quyền, ghi âm, ghi hình và các thủ tục khác. So sánh với Bộ luật TTHS 2003, đây là quy định mới hết sức tiến bộ, bởi Bộ luật TTDS 2003 chỉ yêu cầu chứng cứ phải đảm bảo tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án, nhưng lại không có một quy định ràng buộc sự tuân thủ trình tự, thủ tục khi thu thập, dẫn đến trường hợp có những chứng cứ thu thập không đúng thủ tục vẫn được Tòa án chấp thuận.

>>Xem thêm: Lịch Sử Ra Đời Của Quyền Im Lặng Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại Việt Nam

Những hạn chế của chế định quyền im lặng theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Thiếu cơ chế bảo vệ người bị bắt, người bị tạm giữ

Thứ nhất, đối với đảm bảo pháp lý về quyền được thông báo quyền im lặng.

Tại Điều 58 và Điều 59 Bộ luật TTHS 2015 quy định, người bị bắt và người bị tạm giữ có quyền được giải thích về quyền của họ, trong đó có quyền im lặng. Tuy nhiên, Bộ luật TTHS lại không đề đến thời điểm thực hiện sự giải thích, thông báo quyền. Trong sự so sánh với hai chủ thể khác là bị can và bị cáo, luật quy định rõ là bị can được thông báo quyền trước lần hỏi cung đầu tiên và bị cáo được thông báo quyền trong thủ tục bắt đầu phiên tòa. Mặc dù trong mẫu biên bản bắt người của Bộ Công an có mục quy định về việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt vào thời điểm bắt.

Những hạn chế của chế định quyền im lặng theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Những hạn chế của chế định quyền im lặng theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

>>>Xem thêm: Giả mạo chữ ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chịu trách nhiệm hình sự?

Tuy nhiên, theo quy định 2 Điều 87 Bộ luật TTHS 2015, “Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự”. Vì vậy, mẫu biên bản bắt người của Bộ Công an không thể xem là căn cứ để hủy đi giá trị pháp lý của lời khai của người bị buộc tội.

Thứ hai, theo quy định của Điều 95 Bộ luật TTHS 2015, một trong các nguồn chứng cứ là lời khai của người bị bắt và người bị tạm giữ. Tuy nhiên, Bộ luật TTHS 2015 lại không quy định về thể thức, trình tự, thủ tục của việc lấy lời khai này. Như vậy, liệu việc lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ có cần phải thực hiện các đảm bảo pháp lý như phổ biến quyền cho họ hay thực hiện thủ tục ghi âm, ghi hình hay không vẫn là những câu hỏi chưa được trả lời.

Những hạn chế trên gây ảnh hưởng tới quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ trong giai đoạn đầu của tố tụng trước khi được chuyển sang tư cách tố tụng là bị can, bị cáo với đầy đủ sự đảm bảo pháp lý.

Cơ sở đánh giá tính pháp lý của lời khai

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đã có quy định rất tiến bộ khi xác định rõ ràng trường hợp chứng cứ, bao gồm lời khai, sẽ không có giá trị pháp lý nếu không được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật này.

Quy định này có thể được hiểu là bất kỳ chứng cứ nào được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do luật định thì đương nhiên sẽ đảm bảo tính hợp pháp của chứng cứ. Điều này dẫn đến một số điểm hạn chế và mâu thuẫn với quyền im lặng của người bị buộc tội. Cụ thể là Bộ luật TTHS 2015 đã quy định người bị buộc tội có quyền “không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Như vậy, yếu tố không bị ép buộc, hay còn gọi là tính tự nguyện là yếu tố cơ bản nhất của quyền im lặng. Tuy nhiên, bộ luật TTHS 2015 hoàn toàn không có điều khoản nào đề cập đến tính tự nguyện và mức độ chất lượng của sự tự nguyện trong đánh giá lời khai của người bị buộc tội.

>> Xem thêm: Thủ tục nhờ luật sư bào chữa cho người phạm tội giết người

Trên đây là những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến quyền im lặng của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ của Chuyên Tư Vấn Luật thông qua Hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

4.8 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết