Luật Dân sự

Quy trình chỉ định thầu rút gọn

Quy trình chỉ định thầu rút gọn là một trong những quy định được đông đảo bạn đọc quan tâm trong Luật Đấu thầu 2013. Bài viết dưới đây sẽ đề cập một số quy định của pháp luật liên quan đến quy trình chỉ định thầu rút gọn. Thông qua bài viết này, chúng tôi hy vọng có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề pháp lý trong QUY TRÌNH chỉ định thầu rút gọn.

Chỉ định nhà thầu

Chỉ định thầu là gì?

Chỉ định thầu là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu được thể hiện tại Luật Đấu thầu 2013, các hình thức lựa chọn nhà thầu đó bao gồm: đấu thầu hạn chế, đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp và tự thực hiện.

Nhìn chung hình thức CHỈ ĐỊNH THẦU chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, được quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013. Các trường hợp chỉ định thầu này được thực hiện trong những tình huống đòi hỏi sự khẩn trương, cấp bách, cần nhanh chóng khắc phục hậu quả hoặc xử lý những vấn đề quan trọng, cấp thiết.

Chỉ định thầu thông thường

Các bước của quy trình chỉ định thầu thông thường bao gồm các bước sau

  • Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
  • Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
  • Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu
  • Bước 4: Trình, thẩm định; phê duyệt và công khai kết quả chỉ định thầu
  • Bước 5: Hoàn thiện và ký kết hợp đồng

Chỉ định thầu rút gọn

Chỉ định thầu rút gọn chỉ được áp dụng đối với các trường hợp nhất định, cụ thể chỉ được áp dụng đối với các gói thầu theo quy định tại điểm a và điểm e khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013. Chi tiết về nội dung này sẽ được trình bày trong phần điều kiện chỉ định thầu rút gọn dưới đây.

Chỉ định thầu rút gọn

Điều kiện chỉ định thầu rút gọn

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, quy trình chỉ định thầu rút gọn sẽ được áp dụng đối với:

  • Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng
  • Gói thầu cần thực hiện để đảm bảo bí mật nhà nước
  • Gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề
  • Gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách

Lưu ý: không áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với những gói thầu cần thực hiện để đảm bảo bí mật nhà nước.

Ngoài ra chỉ định thầu rút gọn còn được áp dụng trong trường hợp quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Cụ thể, gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ khi đáp ứng một trong hau điều kiện dưới đây có thể được thực hiện chỉ định thầu rút gọn:

  • Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phí tư vấn, dịch vụ công
  • Không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công
  • Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
Lựa chọn nhà thầu

Các bước thực hiện chỉ định thầu rút gọn

Căn cứ Điều 22 Luật Đấu thầu 2013, Điều 56 Nghị định 63/2014, quy trình chỉ định thầu gồm:

Bước 1: Chỉ định nhà thầu

  • Chủ thể có thẩm quyền chỉ định nhà thầu: CHỦ ĐẦU TƯ hoặc cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu.
  • Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện chỉ định thầu theo thủ tục quy định tại khoản 1
  • Chỉ giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay gói thầu.
  • Kết quả chỉ định thầu phải được công khai theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8

Bước 2: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu

  • Dự thảo hợp đồng gửi cho nhà thầu phải có các nội dung xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc, thời gian thực hiện, yêu cầu về chất lượng công việc cần đạt được.
  • Trên cơ sở dự thảo hợp đồng đó, NHÀ THẦU và chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý gói thầu thực hiện việc thương lượng, thảo luận và hoàn thiện hợp đồng chính thức.

Bước 3: Phê duyệt kết quả chỉ định thầu

Chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp quản lý gói thầu thực hiện việc PHÊ DUYỆT kết quả chỉ định thầu

Bước 4: Ký kết hợp đồng

Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

Một số lưu ý trong quy trình chỉ định thầu rút gọn

Khác với quy trình chỉ định thầu thông thường, quy trình chỉ định thầu rút gọn không cần phải thực hiện lập hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu.

Hợp đồng chính thức được ký bởi các bên không được trái với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.

Với đội ngũ Luật sư Dân sự dày dặn kinh nghiệm, Công ty Luật Long Phan xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau đây:

  • Hỗ trợ tư vấn quy định của pháp luật về chỉ định thầu
  • Hỗ trợ tư vấn quy định của pháp luật về quy trình thực hiện chỉ định thầu
  • Soạn thảo hồ sơ, tài liệu liên quan trong quá trình chỉ định thầu
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia các giao dịch, hợp đồng

Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn chi tiết của chúng tôi về chỉ định thầu rút gọn. Nếu quý bạn đọc có bất cứ khó khăn, thắc mắc liên quan đến các quy định về chỉ định thầu rút gọn hoặc cần tư vấn luật dân sự có thể gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 hoặc qua email: chuyentuvanluat@gmail.com để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!

4.9 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết