Luật Hợp Đồng

Quy định pháp luật về quyền của bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng

Quy định pháp luật về quyền của bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng là một trong những vấn đề được các bên quan tâm khi giao kết hợp đồng, để hiểu rõ hơn về quyền lợi của bên thứ ba trong hợp đồng theo pháp luật quy định. Sau đây, Chuyên tư vấn luật xin cung cấp một số thông tin liên quan cụ thể như sau:

Bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng

Bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng

>>>Xem thêm:  Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ

Bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng là những ai?

  • Là tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ phát sinh khi giao kết trong hợp đồng, là một trong các chủ thể của hợp đồng (ví dụ, trong hợp đồng giao hàng, người nhận hàng là bên thứ ba hưởng lợi ích từ hợp đồng giao hàng giữa đơn vị vận chuyển và người thuê giao hàng)
  • Là tổ chức, cá nhân không phải là các bên trong hợp đồng nhưng có quyền lợi phát sinh hoặc bị ảnh hưởng bởi hợp đồng (ví dụ, người mua nhà đất đang thế chấp đóng vai trò là bên thứ ba trong hợp đồng thế chấp giữa chủ nhà và ngân hàng)

>>>Xem thêm:  Các điều khoản cơ bản trong mẫu hợp đồng xây dựng

Quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba

  • Trong hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: người thứ ba có quyền trực tiếp yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình;
  • Bên có quyền cũng có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba.

Mặc dù vậy, khi có tranh chấp về việc thực hiện hợp đồng thì bên thứ ba không có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cho đến khi giải quyết xong tranh chấp. Theo đó, bên có quyền mới có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự khi có sự vi phạm nghĩa vụ của mình. Quy định này là hợp lí vì bản chất người thứ ba không phải là bên trong quan hệ hợp đồng, vì vậy, không có quyền can thiệp vào việc thực hiện hợp đồng của các bên

Quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ

Quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ

Quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một trong các bên có hành vi vi phạm hành chính thì theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Bên thứ ba có quyền yêu cầu người có thẩm quyền xử phạt hành chính áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả kèm theo trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính (LXLVPHC) 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020.

Tại khoản 1 Điều 28 LXVPHC quy định các biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
  • Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
  • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
  • Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
  • Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
  • Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
  • Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

Tư vấn trực tuyến

Tư vấn trực tuyến

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến Quy định pháp luật về quyền của bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn luật hợp đồng  tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.5 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết