Luật Lao Động

Quy định pháp luật về làm thêm giờ?

Quy định pháp luật về làm thêm giờ được hiểu như thế nào? Hiện nay, có rất nhiều những quy định liên quan tới làm thêm giờ trong bộ luật lao động, gây ảnh hưởng tới khả năng tìm hiểu quy định pháp luật của người lao động để bảo vệ cho quyền lợi của bản thân mình. Bài viết dưới đây sẽ giúp người lao động nói riêng và tất cả mọi người nói chung hiểu rõ hơn về quy định lao động liên quan tới làm thêm giờ.

Quy định của pháp luật về làm thêm giờ

> >> Xem thêm: Cơ sở tính lương làm việc tại nhà cho người lao động do dịch Covid-19?

Thế nào là làm thêm giờ?

Căn cứ theo Điều 107 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định thì thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Pháp luật quy định như thế nào về làm thêm giờ?

Điều kiện làm thêm giờ

Khoản 2 Điều 107 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Phải được sự đồng ý của người lao động.
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Đối với yêu cầu phải được sự đồng ý của người lao động thì tại Điều 59 Nghị Định 145/2020/NĐ-CP cũng có quy định rằng trừ trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ Luật Lao Động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:

  • Thời gian làm thêm
  • Địa điểm làm thêm
  • Công việc làm thêm.

Đối với ngoại lệ tại Điều 108 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt và người lao động không thể từ chối trong những trường hợp như sau:

  • Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Thời gian làm thêm giờ

Điểm b, c Khoản 2 Điều 107 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định số giờ làm thêm của người lao động như sau:

  • Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.
  • Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 60 Nghị Định 145/2020/NĐ-CP có quy định ngoại lệ về tổng số giờ làm thêm. Theo Điều 107 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định rằng tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, 3 Điều này. Theo đó, Khoản 2,3 Điều này quy định như sau:

  • Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
  • Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

Ngoài các điểm a, b, c, d Khoản 3 Điều 107 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định về các trường hợp được tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ thì tại Điều 61 Nghị Định 145/2020/NĐ-CP cũng quy định một số trường hợp sau cũng được tổ chức làm thêm từ 200 giờ đến 300 giờ:

  • Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoàn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
  • Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
  • Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.

Thời gian làm thêm giờ

>> Xem thêm: Hướng giải quyết khi người sử dụng lao động bắt làm thêm giờ

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì quy định như thế nào?

Khoản 3 Điều 98 Bộ Luật Lao Động 2019 quy định người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết. Căn cứ tính tiền lương được quy định tại Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Làm thêm giờ có được nghỉ bù không?

Bộ Luật Lao Động hiện hành không quy định tới vấn đề thời gian nghỉ bù khi làm thêm giờ. Sự thay đổi này đã đề cao sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động trong mối quan hệ lao động, đồng thời tạo thêm nhiều cơ hội thỏa thuận cho người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Hướng giải quyết khi bị người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm trái pháp luật

Trong trường hợp người sử dụng lao động yêu cầu người lao động làm thêm trái pháp luật, không đúng theo quy định thì nếu như không hòa giải được, người lao động có thể yêu cầu một trong các cơ quan tại Điều 187 Bộ Luật Lao Động 2019 để giải quyết tranh chấp lao động đối với cá nhân, Điều 191 Bộ Luật Lao Động 2019 đối với tranh chấp lao động tập thể.

Hướng giải quyết khi bị làm thêm trái pháp luật

>>> Xem thêm: Tự ý nghỉ việc 5 ngày trong tháng?

Như vậy, đối với vấn đề làm thêm giờ, pháp luật lao động quy định rất chi tiết, đồng thời cũng quan tâm tới quyền và lợi ích của người lao động trong mối quan hệ lao động. Công ty LUẬT LONG PHAN PMT của chúng tôi cũng cố gắng nỗ lực hết sức mình để bảo vệ quyền lợi của người lao động thông qua các công việc tư vấn thông tin hữu ích. Nếu Quý khách hàng có còn bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn luật lao động thì vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp kịp thời. Xin cảm ơn.

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết