Luật Dân sự

Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ

Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Di chúc là căn cứ pháp lý để phân chia di sản, tuy nhiên có nhiều trường hợp di chúc không được pháp luật công nhận là hợp pháp. Trong những tình huống đó, di sản sẽ được phân chia như thế nào và giải quyết khi có tranh chấp phát sinh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc, kính mời các bạn cùng theo dõi.

phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ

      Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ

Xác định những trường hợp di chúc không hợp lệ

Di chúc cũng là một loại giao dịch dân sự nên phải tuân theo nguyên lý về một giao dịch hợp pháp. Theo đó, các giao dịch đều phải hợp pháp về 4 yếu tố là: Chủ thể – ý chí – nội dung – hình thức. Nếu không đáp ứng được điều kiện về một trong bốn yếu tố thì di chúc sẽ không hợp lệ.

Về chủ thể: Căn cứ điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) quy định về điều kiện chủ thể lập di chúc :

  • Là người đã thành niên thì sẽ có quyền lập di chúc, không mắc các bệnh về thần kinh, không bị tâm thần.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Về ý chí: Người lập di chúc tự nguyện, làm chủ việc định đoạt của mình thể hiện ở tiêu chí “minh mẫn, sáng suốt”, “không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép”.

Về nội dung:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.
  • Nội dung của di chúc không được trái hoặc vi phạm các hành vi cấm của xã hội cũng như không được vi phạm đạo đức xã hội.

Về hình thức của di chúc:

  • Di chúc miệng

Căn cứ khoản 5 điều 630 BLDS 2015, người lập di chúc miệng phải: Thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và phải được chứng thực xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền hoặc công chứng viên.

  • Di chúc bằng văn bản

Loại bắt buộc phải có công chứng, chứng thực: Đó là trường hợp người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ (khoản 3 Điều 630 BLDS 2015).

Khi chúc bằng văn bản không có người làm chứng, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. (Điều 633 BLDS 2015).

Trong trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng xác nhận (Điều 634 BLDS 2015).

Lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Di sản:

  • Là tài sản riêng của người người lập di chúc;
  • Phần tài sản của người lập di chúc trong tài sản chung với người khác.

Trên đây là các điều kiện để cho một di chúc hợp pháp. Nếu không đáp ứng được điều kiện về một trong năm yếu tố trên thì di chúc sẽ không hợp lệ.

những trường hợp di chúc không hợp lệ

Những trường hợp di chúc không hợp lệ

Hậu quả pháp lý của di chúc không hợp lệ

Hiệu lực của di chúc

Căn cứ vào điều 122 BLDS 2015 thì di chúc sẽ bị vô hiệu, không có giá trị pháp lý từ thời điểm lập di chúc.

Thừa kế theo pháp luật

Phần di sản thừa kế liên quan đến phần di chúc không hợp pháp sẽ được thừa kế theo pháp luật căn cứ vào những trường hợp thừa kế theo pháp luật được áp dụng quy định tại điểm b khoản 1 điều 630 BLDS 2015.

Phân chia thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ như thế nào?

Xác định người thừa kế theo pháp luật

Căn cứ vào khoản 1 điều 651 BLDS 2015 chúng ta phải xác định hàng thừa kế theo pháp luật như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Phân chia di sản

Theo quy định của thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

phân chia di sản

Phân chia di sản

>>>Xem thêm: Chia thừa kế theo pháp luật

Thủ tục phân chia di sản thừa kế

  • Tất cả những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản tiến hành thủ tục mở thừa kế.
  • Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
  1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  2. Giấy chứng tử;
  3. Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
  4. Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em; giấy chứng tử của ông bà nội…).
  • Liên hệ và yêu cầu cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản.
  • Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.

>>>Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Di Sản Thừa Kế

Trên đây là một số giải đáp về phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần TƯ VẤN LUẬT THỪA KẾ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được giải đáp nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn!

4.8 (16 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Lê Minh Phúc - Chuyên Viên Pháp Lý

Chức vụ: Chuyên viên pháp lý

Lĩnh vực tư vấn: Thừa Kế, Dân Sự, Đất Đai

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3 năm

Tổng số bài viết: 498 bài viết

error: Content is protected !!