Luật Hình Sự

Phân biệt giữa tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự

Phân biệt giữa tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự là vấn đề còn gặp nhiều khó khăn đối với nhiều người. Vậy pháp luật quy định tạm đình chỉ điều tra là gì? Đình chỉ điều tra vụ án hình sự là gì? Sự khác biệt giữa tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự được dựa vào những căn cứ nào? Bài viết này giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Phân biệt giữa đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự

Phân biệt giữa đình chỉ và tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự

>>Xem thêm: Căn cứ đình chỉ vụ án dân sự

Tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án hình sự

Tạm đình chỉ điều tra là gì?

Tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự là việc cơ quan điều tra cho tạm dừng quá trình điều tra vụ án hoặc bị can vì một rơi vào một trong các căn cứ được quy định tại Khoản 1, Điều 229, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Đình chỉ điều tra vụ án hình sự là gì?

Đình chỉ điều tra vụ án hình sự là việc cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ tại Khoản 1, Điều 230, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Phân biệt giữa tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự

Các trường hợp áp dụng

Căn cứ Khoản 1, Điều 229, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, khi có một trong các trường hợp sau đây, cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ vụ án:

  • Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án.
  • Có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
  • Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.

Chưa xác định được bị can

Chưa xác định được bị can

Căn cứ Khoản 1, Điều 230, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 theo đó khi có một trong các trường hợp sau đây, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự:

  • Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
  • Các trường hợp không khởi tố vụ án hình sự (Điều 157, Bộ luật này);
  • Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội (Điều 16, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017) ;
  • Có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự (Điều 29, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017);
  • Nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội (Khoản 2, Điều 91, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017);
  • Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định

Cơ quan điều traCơ quan điều tra

Căn cứ Khoản 1, Điều 229 và Khoản 1, Điều 230, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 theo đó cả hai quyết định này đều do cơ quan điều tra ra quyết định và gửi cho Viện kiểm sát.

Đối với quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án thì ngoài gửi cho Viện kiểm sát, cơ quan điều tra còn gửi cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định (Khoản 3, Điều 229, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).

Hậu quả pháp lý khi áp dụng

Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra vụ án hình sự sẽ làm tạm thời ngừng, ngừng quá trình điều tra vụ án hình sự lại, cho đến khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra và cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra.

Khi nào chấm dứt tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra

Căn cứ Khoản 1, Điều 235, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015,  khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra thì Cơ quan điều tra ra quyết định phục hồi điều tra, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu việc điều tra bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu điều tra lại thì Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định phục hồi điều tra.

Thời hiệu đối với các vụ án tạm đình chỉ để là căn cứ đình chỉ

Căn cứ Điều 27, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:

  • 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
  • 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
  • 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
  • 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Mặt khác, Khoản 3, Điều 27, Bộ luật này quy định nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Mà theo điểm a, Khoản 1, Điều 229, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra. Như vậy lúc này vụ án đã bị tạm đình chỉ điều tra.

Vụ án tạm đình chỉ điều tra mà hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định trên sẽ tiến hành đình chỉ điều tra vụ án hình sự.

Trên đây là bài viết liên quan đến phân biệt giữa tạm đình chỉ và đình chỉ điều tra vụ án hình sự. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ thắc mắc liên quan hoặc các vấn đề liên quan đến Luật Hình sự cần được tư vấn. Vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ CHUYÊN TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

4.6 (19 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết