Luật Hình Sự

Phân biệt bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự

Bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người. Bị hại và nguyên đơn dân sự đều là hai chủ thể giữ vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự của cơ quan có thẩm quyền. Để phân biệt hai khái niệm này, quý bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Phiên tòa hình sự

Phiên tòa hình sự

Khái quát về người tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự

Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người tham gia tố tụng bao gồm 20 loại, cụ thể là: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Người bị bắt; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; Người chứng kiến; Người giám định; Người định giá tài sản; Người phiên dịch, người dịch thuật; Người bào chữa; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác.

Bị hại trong tố tụng hình sự

Khái niệm

Bị hại là CÁ NHÂN trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, TỔ CHỨC bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Người bị hại trình bày ý kiến

Người bị hại trình bày ý kiến

Bị hại có các đặc điểm:

  • Chủ thể bị hại là cá nhân, pháp nhân, tổ chức
  • Thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức, bị thiệt hại về tài sản, uy tín.
  • Thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm
  • Công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

Quyền và nghĩa vụ

Khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của bị hại, bao gồm các quyền cơ bản như: yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, trình bày ý kiến, tham gia phiên tòa, đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại; tự bảo về hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Đồng thời, trong quá trình giải quyết vụ án, bị hại có nghĩa vụ:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự

Khái niệm

Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu nguyên đơn dân sự là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tinh thần thì người đại diện hợp pháp có thể thay mặt họ thực hiện các quyền của nguyên đơn dân sự.

Quyền và nghĩa vụ

Nguyên đơn dân sự có các quyền cơ bản sau đây:

  • Có quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu
  • Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án
  • Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
  • Đề nghị mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường
  • Tham gia phiên tòa và trình bày ý kiến, đề nghị
  • Khiếu nại quyết định hành vi tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng
  • Kháng cáo bản án, quyết định của tòa án

Đồng thời, nguyên đơn dân sự phải có các nghĩa vụ sau:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

Phân biệt bị hại và nguyên đơn dân sự

Về thiệt hại xảy ra

Bị hại có thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, uy tín còn nguyên đơn dân sự chỉ bị thiệt hại về tài sản

Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại xảy ra

Bị hại bị thiệt hại trực tiếp từ hành vi phạm tội, mục đích của người phạm tội là trực tiếp gây ra thiệt hại cho chủ thể này. Trong khi đó nguyên đơn dân sự bị thiệt hại GIÁN TIẾP từ hành vi phạm tội, mục đích của người phạm tội không nhằm trực tiếp gây ra thiệt hại cho chủ thể này.

Xác định đúng tư cách tham gia tố tụng

Xác định đúng tư cách tham gia tố tụng

Ý nghĩa việc xác định tư cách chủ thể tham gia tố tụng

Xác định tư cách người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và các quy định pháp luật có liên quan. Việc xác định sai tư cách người tham gia tố tụng sẽ dẫn đến quyết định sai về phần trách nhiệm dân sự, quyền kháng cáo làm cho việc giải quyết vụ án hình sự không được toàn diện, triệt để.

Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, Long Phan PMT xin hỗ trợ quý khách hàng trong các công việc sau đây:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bị hại và nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự
  • Tư vấn quy định của pháp luật về người tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự
  • Soạn thảo và nộp văn bản cho cơ quan có thẩm quyền trong tố tụng hình sự
  • Nhận bào chữa cho bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại

Trên đây là bài viết của chúng tôi về phân biệt bị hại và nguyên đơn dân sự trong tố tụng hình sự. Nếu còn có thắc mắc về vấn đề này hoặc cần luật sư hình sự tư vấn, quý bạn đọc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotine 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết, cụ thể và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết