Luật Hành Chính

Phải làm gì khi cơ quan nhà nước không giải quyết đơn của công dân?

Phải làm gì khi cơ quan nhà nước không giải quyết đơn của công dân, khi tiến hành nhận đơn từ người dân có thể là trong vấn đề hành chính, hay vấn đề về tư pháp thì cơ quan nhà nước phải có pháp pháp tiếp nhận và có trả lời giải quyết về thủ tục đó. Vì người dân được quyền yêu cầu giải quyết từ cơ quan nhà nước, nếu đơn không được giải quyết thì cơ quan phải có văn bản giải thích vì sao.

Phải làm gì khi cơ quan nhà nước không giải quyết đơn của công dân

Phải làm gì khi cơ quan nhà nước không giải quyết đơn của công dân

Hành vi không giải quyết đơn của công dân của cơ quan nhà nước có vi phạm pháp luật không?

Hành vi không tiếp nhận đơn của công dân của cơ quan nhà nước là hành vi vi phạm hành chính. Theo quy định pháp luật cơ quan nhà nước có nghĩa vụ tiếp công dân và hỗ trợ giải quyết vướng mắc của công dân, nên việc thực hiện hành vi không giải quyết đơn mà không thuộc trường hợp đơn không được giải quyết thì vi phạm pháp luật hành chính.

Thủ tục khiếu nại hành vi hành chính

Trình tự khiếu nại hành vi hành chính

  • Khiếu nại lần đầu đến người ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính;
  • Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai.

Căn cứ pháp lý: Điều 7 Luật khiếu nại 2011.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

  • Khiếu nại lần đầu: người đã ra quyết định hành chính, cơ quan có người có hành vi hành chính.
  • Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai: thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.

Căn cứ pháp lý: Điều 7 Luật khiếu nại 2011.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Hình thức khiếu nại hành vi hành chính

Theo quy định tại Điều 8 của Luật khiếu nại 2011 thì người khiếu nại có thể khiếu nại bằng hai hình thức là khiếu nại thông qua đơn hoặc trực tiếp đến khiếu nại.

Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.

Thời hạn khiếu nại

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Căn cứ pháp lý: Điều 9 Luật khiếu nại 2011.

Thời hạn khiếu nại theo quy định pháp luật

Thời hạn khiếu nại theo quy định pháp luật

Các trường hợp khiếu nại không được thụ lý

Khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau không được thụ lý giải quyết:

  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
  • Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
  • Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
  • Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
  • Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại. Cần lưu ý đơn khiếu nại mà chữ ký hoặc điểm chỉ dưới dạng bản sao (photo) không được coi là có chữ ký và điểm chỉ;
  • Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
  • Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
  • Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
  • Việc khiếu nại đã được tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của tòa án.

Căn cứ pháp lý: Điều 11 Luật khiếu nại 2011.

Thủ tục khởi kiện ra Toà án về vụ án hành chính

Thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án

Thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án được quy định tại Chương II Luật tố tụng hành chính 2015. Trong đó quy định các khiếu kiện thuộc thẩm quyền của Tòa án và trường hợp nào thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện, trường hợp là thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh.

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc không giải quyết đơn của công dân.

Căn cứ pháp lý: Điều 116 Luật tố tụng hành chính 2015.

Xem thêm: KHỞI KIỆN VÀ THỤ LÝ VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

Hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính

  • Đơn khởi kiện vụ án hành chính;
  • Quyết định hành chính về việc không giải quyết đơn;
  • Tài liệu, chứng cứ khác chứng minh cho việc quyền và lợi ích bị xâm phạm.

Căn cứ pháp lý: Điều 118 Luật tố tụng hành chính 2015.

Có cần thực hiện thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện không

Trong trường hợp không xử lý đơn của công dân của cơ quan nhà nước thì không cần phải thực hiện thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện. Mà công dân có thể tiến hành ngay thủ tục khởi kiện ngày khi nhận được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Căn cứ pháp lý: Điều 115 Luật tố tụng hành chính 2015.

Trên đây là toàn bộ bài viết của chúng tôi về dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật về hành chính. Nếu có bất cứ thắc mắc về vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÀNH CHÍNH tư vấn, quý khách có thể chọn lựa sử dụng các phương thức nói trên liên hệ ngay với HOTLINE: 1900636387 của chúng tôi để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn, xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết