Luật Doanh Nghiệp

Tổng hợp các loại thuế doanh nghiệp phải nộp mới nhất

Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp là những khoản nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện để nộp vào ngân sách nhà nước. Khi hoạt động kinh doanh sẽ phát sinh các khoản thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp cũng như thành viên doanh nghiệp. Cụ thể những loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Tổng hợp các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Tổng hợp các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Thuế là gì?

Thuế là khoản thu nhập mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước khi đáp ứng các điều kiện chịu thế luật định. Thuế có những đặc điểm sau đây:

  • Thuế khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước
  • Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp
  • Thuế gắn với quyền lực nhà nước

Theo quy định pháp luật hiện nay thì có các loại thuế sau: 

  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế tài nguyên
  • Thuế (lệ phí) môn bài

Ngoài ra còn có những loại thuế khác tùy thuộc vào từng lĩnh vực chịu thuế theo quy định

Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Thuế (Lệ phí) môn bài

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó có doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP. 

Thuế môn bài là loại thuế doanh nghiệp đóng hàng năm, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh phải đóng thuế môn bài ngay trong tháng đăng ký kinh doanh.

Căn cứ để tính thuế môn bài đối với Doanh nghiệp là dựa vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp đã đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh và được xác định theo mức quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 4 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC thì có các mức thuế như sau:

Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:

Đối tượng

Mức thuế

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ

3.000.000 VNĐ/năm

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ

2.000.000 VNĐ/năm

Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác

1.000.000 VNĐ/năm

Đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (thuộc trường hợp không được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh) được thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.

Nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp):

  • Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm;
  • Trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Thuế thu nhập doanh 

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, chủ yếu doanh nghiệp phải đóng.

óng.

Doanh nghiệp phải chịu thuế đối với các thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác.

Thu nhập khác bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;
  • Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá;
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ;
  • Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam.

Cơ sở pháp lý: Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung 2014

Doanh nghiệp sẽ được miễn thuế đối với các thu nhập sau đây:

  • Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã;
  • Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
  • Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp.
  • Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam.
  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
  • Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội.
  • Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
  • Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải.
  • Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu;
  • Thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng Chính sách xã hội; thu nhập của các quỹ tài chính nhà nước và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật;
  • Thu nhập của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
  • Phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của luật chuyên ngành về lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hoá khác; phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã.
  • Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 sửa đổi, bổ sung 2014

>>> Xem thêm:  Các loại thuế doanh nghiệp được miễn nộp năm 2024?

Thuế giá trị giá trị gia tăng

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (VAT) là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc trường hợp được miễn thuế giá trị gia tăng.

Khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng. Theo đó nếu doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc loại sau đây sẽ không phải chịu thuế VAT trên dịch vụ, hàng hóa đó quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 sửa đổi, bổ sung 2016.

 

Doanh nghiệp nộp thuế VAT

Doanh nghiệp nộp thuế VAT

Thuế thu nhập cá nhân

Các thành viên trong doanh nghiệp phải chịu thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân cho các nhân viên của mình.

Doanh nghiệp sẽ kê khai thuế cho người lao động là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. 

Các loại thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

  • Thu nhập từ kinh doanh;
  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
  • Thu nhập từ vốn đầu tư;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
  • Thu nhập từ trúng thưởng;
  • Thu nhập từ bản quyền;
  • Thu nhập từ nhận thừa kế, tặng cho

Cơ sở pháp lý: Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 

Thuế xuất nhập khẩu

Bên cạnh các loại thuế trên thì khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu thì doanh nghiệp phải đóng thuế xuất nhập khẩu:

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;
  •  Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Cơ sở pháp lý: Luật Thuế xuất nhập khẩu 2005 sửa đổi bổ sung 2014.

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sau đây còn phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Do vậy, nếu doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

Thứ nhất, hàng hóa

  • Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
  • Rượu;
  • Bia;
  • Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
  • Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
  • Tàu bay, du thuyền;
  • Xăng các loại;
  • Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
  • Bài lá;
  • Vàng mã, hàng mã;

Thứ hai, dịch vụ

  • Kinh doanh vũ trường;
  • Kinh doanh mát – xa, ka-ra-o-kê;
  • Kinh doanh ca-si-ô; trò điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
  • Kinh doanh đặt cược;
  • Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
  • Kinh doanh xổ số.

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 sửa đổi, bổ sung 2014.

Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước.

Xử phạt hành vi trốn thuế của doanh nghiệp

Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi trốn thuế theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP. Các mức xử phạt như sau:

Mức 1: Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định;
  • Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
  • Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
  • Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
  • Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định.

Mức 2: Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại mức 1 trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Mức 3: Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại mức 1 trên mà có một tình tiết tăng nặng.

Mức 4: Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại mức 1 trên có hai tình tiết tăng nặng.

Mức 5: Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại mức 1 trên có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Dịch vụ tư vấn các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Luật sư chuyên môn về thuế sẽ tư vấn các nội dung sau:

  • Tư vấn các trường hợp doanh nghiệp được miễn thuế;
  • Tư vấn và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục miễn, giảm thuế;
  • Tư vấn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Tư vấn một số lưu ý về thuế cuối năm;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ khai báo thuế hàng năm;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp xác định các loại thuế phải nộp và thuế được miễn;

Tư vấn các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Tư vấn các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Khi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính là nộp thuế bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, kê khai thuế thu nhập cá nhân cho người lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh những loại thuế thuộc đối tượng phải chịu thuế. hãy liên hệ tư vấn doanh nghiệp qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

>> Bài viết liên quan thuế doanh nghiệp có thể bạn quan tâm:

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *