Luật Dân sự

Nội dung phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong vụ án tranh chấp dân sự

Phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong vụ án tranh chấp dân sự có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Vậy quy trình, nội dung của phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải được quy định cụ thể như thế nào trong tố tụng dân sự? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin pháp luật hữu ích về vấn đề trên.

Nội dung phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải
Nội dung phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải

Nội dung phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 48 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm và quyền hạn tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai và hòa giải.

>>>Có thể bạn quan tâm: Tầm quan trọng của phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong vụ án dân sự

Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải:

Theo quy định Điều 208 BLTTDS 2015, trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về:

  • Thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp
  • Nội dung của phiên họp.

Trường hợp vụ án dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 206 và Điều 207 BLTTDS 2015 thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.

Trong vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được phân công phải:

  • Thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp;
  • Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

Trong vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn, thẩm phán cần phải thực hiện các công việc sau:

  • Lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên
  • Trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến.
Thẩm phán tiến hành thông báo phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ
Thẩm phán tiến hành thông báo phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ

Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ:

  1. Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo.
  2.  Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyềnnghĩa vụ của họ
  3. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề được quy định tại khoản 2 Điều 210 BLTTDS.
  4. Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự.

Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.

Thủ tục hòa giải được quy định chi tiết tại khoản 4 Điều 210 BLTTDS 2015. Sau khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải.

Những điều cần lưu ý

  1. Đương sự có quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của mình trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án và việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự được thực hiện trước khi Tòa án mở phiên tòa và tại phiên tòa. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự cũng được Tòa án chấp nhận. Cụ thể:
  • Tòa án chấp nhận việc nguyên đơn thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi, bổ sung được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
  • Tại phiên họp và sau phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án chỉ chấp nhận việc đương sự thay đổi yêu cầu khởi kiện nếu việc thay đổi yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu”.
  1. Đối với trường hợp vắng mặt tại phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải:
  • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải (khoản 1, 2 Điều 207; khoản 2 Điều 208 BLTTDS 2015);
  • Nguyên đơn được triệu tập hợp lệ tham gia phiên tòa lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì khi đó Tòa án sẽ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án (điểm c khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015).

>>>Có thể bạn quan tâm:

Luật sư hướng dẫn đương sự trong phiên họp
Luật sư hướng dẫn đương sự trong phiên họp

Vai trò của luật sư trong phiên họp

  • Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ để đưa ra hướng xử lý cho khách hàng
  • Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên họp;
  • Thu thập, sắp xếp tài liệu chứng cứ, tư vấn pháp lý để đương sự đưa ra những sửa đổi, bổ sung yêu cầu, chứng cứ phù hợp;
  • Các vấn đề pháp luật khác.

Chi phí thuê luật sư bảo vệ quyền lợi

Phí cố định

  • Mức phí dịch vụ luật sư khởi kiện được xác định thông qua đối tượng hợp đồng. Đối với từng vấn đề, yêu cầu cụ thể của khách hàng sẽ đưa ra mức chi phí phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích cho khách hàng.
  • Trong trường hơp phát sinh những tình tiết mới, ảnh hưởng đến đối tượng hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận lại về mức phí dịch vụ bằng phụ lục hợp đồng.

Phí kết quả

  • Đối với những vụ án tranh chấp đất đai phức tạp hoặc theo sự thỏa thuận thì các bên có thể ký kết hợp đồng hứa thưởng để thúc đẩy quá trình thực hiện công việc. Hợp đồng hứa thưởng tuân thủ quy định tại Điều 570 đến 573 Bộ luật dân sự 2015 và không vi phạm điều cấm luật, không trái đạo đức xã hội đặc biệt là đảm bảo tuân thủ quy tắc 9 trong Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
  • Thời hạn chi trả được tiến hành ngay sau khi có kết quả thực hiện công việc.

 

Như vậy, qua bài viết trên, chúng tôi đã thông tin đến Quý khách hàng các vấn đề quan trọng về Nội dung của phiên họp tiếp cận công khai chứng cứ và hòa giải trong vụ án tranh chấp dân sự. Nếu Quý khách có khó khăn, nhu cầu cần được tư vấn thêm về vấn đề trên, hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn kịp thời. Đội ngũ luật sư sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin.Trân trọng cảm ơn./.

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết