Luật Doanh Nghiệp

Những vấn đề nào cần lưu ý khi có thể sẽ làm giảm giá trị của công ty mục tiêu?

Những vấn đề nào cần lưu ý khi có thể sẽ làm giảm giá trị của công ty mục tiêu? Trước khi đưa ra quyết định mua toàn bộ hay cổ phần của một  công ty nào đó doanh nghiệp, nhà đầu tư phải tìm hiểu rất kỹ lưỡng về mọi mặt nhằm định giá công ty mục tiêu. Điều đặc biệt được các nhà đầu tư quan tâm đó là yếu tố ảnh hưởng và có thể làm giảm giá trị của công ty mục tiêu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

Định giá công ty mục tiêu trong thương vụ M&A

 

       Định giá công ty mục tiêu trong thương vụ M&A

Căn cứ xác định giá trị của công ty mục tiêu

Công ty mục tiêu có thể được định giá thông qua phương pháp tỷ lệ thu nhập trên giá (P/E) hoặc có thể là tỷ lệ doanh nghiệp – giá trị – doanh thu (EV/Sales), qua đó có thể thấy doanh thu hay giá cả hàng hóa của công ty mục tiêu đều có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá chính công ty mục tiêu. Ngoài ra có thể kể đến yếu tố khác như chính quy định của pháp luật đối với loại hình của công ty mục tiêu hoặc chính kỳ vọng của bên mua sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của công ty mục tiêu.

Về phía bên mua trong một thương vụ M&A, tùy theo kỳ vọng của bên mua đối với công ty mục tiêu mà bên mua có thể sẽ để ý và định giá chính công ty mục tiêu qua các yếu tố như: Giấy phép, chứng chỉ năng lực phục vụ hoạt động kinh doanh; Lợi thế cạnh tranh; Khách hàng, bán hàng;  Các vấn đề về thuế; Sở hữu trí tuệ; Nhân sự, lao động; v..v. Các yếu tố này cũng có thể sẽ làm tăng giá trị của chính công ty mục tiêu nếu đáp ứng được kỳ vọng của bên mua.

>>>Xem thêm: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức mua bán doanh nghiệp?

 

Công ty mục tiêu cần đáp ứng được kỳ vọng của bên mua

 

Công ty mục tiêu cần đáp ứng được kỳ vọng của bên mua

Các trường hợp làm giảm giá trị của công ty mục tiêu

Trong quá trình định giá công ty mục tiêu, bên mua và luật sư của bên mua sẽ tiến hành thu thập các tài liệu liên quan để tiến hành định giá. Sau quá trình soát xét, bên mua sẽ có câu trả lời cho câu hỏi “Nên mua với giá bao nhiêu?”. Trong quá trình soát xét đó có khả năng sẽ xuất hiện những trường hợp khiến giá trị của công ty mục tiêu bị giảm, như là:

  • Vấn đề tài chính của công ty mục tiêu: như nợ, các nghĩa vụ tài chính liên quan khác,..
  • Khả năng quản lý của công ty mục tiêu
  • Lao động của công ty mục tiêu: như lao động của công ty mục tiêu chưa đạt đến mức kỳ vọng của bên mua
  • Quy định của pháp luật liên quan đến loại hình của công ty mục tiêu
  • Một số trường hợp khác.

>>>Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

Công ty mục tiêu được lựa chọn như thế nào?

 

Công ty mục tiêu được lựa chọn như thế nào?

>>>Xem thêm: Thủ tục sáp nhập hai công ty lại với nhau như thế nào?

Các vấn đề nào cần lưu ý khi có thể sẽ làm giảm giá trị của công ty mục tiêu ?

Như đã nói trên, kỳ vọng của bên mua sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá của công ty mục tiêu, nên cũng có thể nói rằng khi công ty mục tiêu không đáp ứng/trái với kỳ vọng của bên mua sẽ làm giảm giá trị của công ty mục tiêu.

Chính các công ty mục tiêu khi quyết định tham gia vào một thương vụ M&A sẽ phải để ý đến mục đích/kỳ vọng của bên mua để tránh khả năng làm giảm giá trị của công ty. Các yếu tố như Nợ, Hướng phát triển của công ty trong tương lai, Khả năng cạnh tranh, v..v đều có thể sẽ khiến giá trị của công ty mục tiêu giảm xuống. Do đó một định hướng phát triển tốt, giá cả hàng hóa cạnh tranh, khách hàng, tài sản, v..v sẽ là các yếu tố mà công ty mục tiêu sẽ phải chú ý để tránh khả năng làm giảm giá trị của chính mình.

Thủ tục soát xét pháp lý của luật sư trong việc định giá công ty mục tiêu

Soát xét pháp lý trong M&A là quá trình luật sư của bên mua thu thập, tìm hiểu, nghiên cứu, rà soát và đánh giá thông tin về công ty mục tiêu để chỉ ra các vấn đề pháp lý có khả năng sẽ ảnh hưởng đến giao dịch và đưa ra lời tư vấn hợp lý.

Luật sư sẽ thực hiện các công việc chính sau đây trong quá trình thực hiện soát xét pháp lý trong việc định giá công ty mục tiêu, nhằm giúp bên mua trả lời câu hỏi mua với điều kiện nào, mua với giá bao nhiêu:

  • Chuẩn bị bản yêu cầu cung cấp thông tin và tài liệu liên quan;
  • Tập hợp thông tin và tài liệu;
  • Tìm kiếm thêm thông tin và tài liệu liên quan đến việc định giá;
  • Nghiên cứu thông tin và tài liệu;
  • Lập báo cáo soát xét pháp lý.

Trên đây là những quy định của pháp luật về Khiếu nại thủ tục kỷ luật viên chức trái pháp luật. Nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần được tư vấn kỹ hơn xin vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!

4.5 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết