Luật Doanh Nghiệp

Những điểm cần lưu ý về chuyển giao rủi ro khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên cần đặc biệt lưu ý về vấn đề chuyển giao rủi ro để tránh những tranh chấp liên quan. Trong trường hợp này, các bên được ưu tiên tự thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì căn cứ theo quy định của pháp luật. Để quý độc giả có cái nhìn chi tiết hơn, chúng tôi xin cung cấp thông tin dưới bài viết sau.

Nhiều rủi ro có khả năng xảy ra khi ký kết các loại hợp đồng mua bán hàng hóa
Nhiều rủi ro có khả năng xảy ra khi ký kết các loại hợp đồng mua bán hàng hóa

Thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản

Căn cứ theo Điều 441 BLDS 2015, thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản được quy định như sau:

  • Việc xác định thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản trước hết do các bên tự thỏa thuận;
  • Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua;
  • Bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản;
  • Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký.

Thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Trường hợp có địa điểm giao hàng xác định

Điều 57 Luật thương mại 2005 quy định như sau:

  • Thời điểm chuyển rủi ro trước hết do các bên tự thỏa thuận;
  • Rủi ro được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó

Trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định

Điều 58 Luật thương mại 2005 quy định:

  • Thời điểm chuyển rủi ro trước hết do các bên tự thỏa thuận;
  • Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

Trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

Điều 59 Luật thương mại 2005 quy định:

Thời điểm chuyển rủi ro trước hết do các bên tự thỏa thuận;

Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
  • Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua

Trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển

  • Thời điểm chuyển rủi ro trước hết do các bên tự thỏa thuận;
  • Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng.

Các trường hợp khác

Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Thời điểm chuyển rủi ro trước hết do các bên tự thỏa thuận;
  • Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
  • Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua,…

Vấn đề chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo quy định từ Điều 66 đến Điều 70 CISG, chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định như sau:

  • Bên mua là bên gánh chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa sau khi hàng hóa được chuyển giao (trừ các mất mát hay hư hỏng hàng hóa xảy ra do thiếu sót của bên bán);
  • Trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định, rủi ro được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở thứ nhất để chuyển giao cho người mua
  • Trường hợp có địa điểm giao hàng xác định, rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho người chuyên chở tại nơi đó.
  • Nếu hàng hóa không được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng hoặc bằng các giấy tờ chuyên chở, thông báo gửi cho người mua ,…thì rủi ro không được chuyển sang người mua
  • Người mua nhận rủi ro về mình đối với những hàng hóa bán trên đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa được giao cho người chuyên chở
  • Nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết sự kiện hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng và đã không thông báo cho người mua về điều đó thì rủi ro người bán phải gánh chịu.
  • Đối với các trường hợp còn lại, rủi ro được chuyển sang người mua khi người này nhận hàng.
  • Nếu người mua không nhận hàng đúng thời hạn quy định, thì kể từ lúc hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua và người mua đã vi phạm hợp đồng vì không chịu nhận hàng.
  • Nếu người mua bị ràng buộc phải nhận hàng tại một nơi khác với nơi có xí nghiệp thương mại của người bán, rủi ro được chuyển giao khi thời hạn giao hàng phải được thực hiện và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của họ tại nơi đó.
  • Nếu hợp đồng mua bán liên quan đến hàng hóa chưa được cá biệt hóa, hàng chỉ được  coi là đã đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi nào nó được đặc định hóa rõ ràng cho mục đích của hợp đồng này.
Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công

Căn cứ theo Điều 548 BLDS 2015, trách nhiệm chịu rủi ro trong hợp đồng gia công được quy định như sau:

  • Trách nhiệm chịu rủi ro trước hết do các bên thỏa thuận;
  • Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó;
  • Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận,
  • Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến những điểm cần lưu ý về chuyển giao rủi ro khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu quý độc giả cần luật sư tư vấn luật doanh nghiệp, vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết