Luật Hình Sự

Nguyên tắc và thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Nguyên tắc và thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là vấn đề rất được chú trọng. Bởi lẽ, xét hỏi là một thủ tục bắt buộc trong một phiên tòa hình sự. Thông qua bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin về hoạt động xét hỏi, tầm quan trọng của giai đoạn tranh luận đồng thời cung cấp dịch vụ Luật sư bào chữa hình sự uy tín.

Phiên tòa xét xử vụ án hình sự

Phiên tòa xét xử vụ án hình sự

Nguyên tắc xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

  • Câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lặp, không lợi dụng việc đặt câu hỏi để tỏ ý xúc phạm người tham gia tố tụng. Đặt biệt, những câu hỏi phải nhằm mục đích phục vụ tốt cho công tác xét xử.
  • Hội đồng xét xử chỉ hỏi khi xét thấy việc xét hỏi chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.
  • Người tham gia tố tụng tại phiên tòa cũng có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ.
  • Khi xét hỏi, Kiểm sát viên, người bào chữa và Hội đồng xét xử phải xem xét vật chứng trong vụ án

Theo Điều 26, Điều 307 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm

  • Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa là thủ tục đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong tố tụng của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
  • Việc tranh tụng tại phiên tòa được tiến hành theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa với thời gian không hạn chế nhằm tạo điều kiện cho các bên tham gia tranh tụng. Nội dung tranh tụng bao gồm việc công bố bản cáo trạng, xét hỏi, công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố, tranh luận tại phiên tòa, trình bày ý kiến,…

Theo quy định tại Mục V Chương XXI Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Nội dung của việc xét hỏi

  • Hội đồng xét xử (HĐXX) phải xác định đầy đủ những tình tiết về từng sự việc, từng tội trong vụ án và từng người. Theo đó, việc xét hỏi nhằm xác định những tình tiết chứng minh bị cáo có phạm tội hay không và nếu bị cáo bị truy tố về nhiều tội thì phải xét hỏi để chứng minh từng tội.
  • Bên cạnh đó, những chứng cứ buộc tội và gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ đều phải được xác minh.
  • Nếu trong vụ án có nhiều sự việc, nhiều tội thì hỏi về sự việc và tội quan trọng trước, sự việc và tội ít quan trọng sau.
  • Nếu vụ án không phức tạp thì sau khi hỏi bị cáo, người bị hại,… và những tình tiết của tội phạm, chủ tọa phiên tòa có thể hỏi luôn về việc bồi thường; nếu vụ án phức tạp thì sau khi đã xác định xong những dấu hiệu của tội phạm, mới xác định những vấn để về bồi thường.

Theo Điều 307 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Nội dung của việc xét hỏi

Nội dung của việc xét hỏi

Thứ tự người tiến hành xét hỏi

  • Sau khi kiểm sát viên công bố cáo trạng, HĐXX tiến hành việc xét hỏi để xác định các tình tiết về từng việc và từng tội đã truy tố.
  • Theo quy định tại khoản 1 Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Chủ tọa phiên tòa là người điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
  • Theo khoản 2 Điều 307 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi.
  • Bên cạnh đó, người tham gia tố tụng tại phiên tòa cũng có quyền đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm rõ. Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản.

Kết thúc xét hỏi

  • Khi xét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêu cầu xét hỏi vấn đề gì nữa không.
  • Nếu không có yêu cầu xét hỏi thì kết thúc việc xét hỏi; nếu có người yêu cầu và xét thấy yêu cầu đó là cần thiết thì chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục việc xét hỏi.

Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Dịch vụ luật sư bào chữa vụ án hình sự

Dịch vụ luật sư bào chữa vụ án hình sự

Dịch vụ luật sư bào chữa vụ án hình sự

  • Luật sư tiếp nhận hồ sơ của Quý khách hàng và sẽ đưa ra đánh giá ban đầu,  tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ.
  • Thông qua việc tư vấn ban đầu, nếu khách hàng có mong muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ Luật sư hình sự thì sẽ được hướng dẫn ký kết hợp đồng pháp lý với Luật sư. Thông qua bản hợp đồng pháp lý này, Luật sư chính thức trở thành người bào chữa cho bị can, bị cáo và có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 với người được bào chữa.
  • Luật sư có trách nhiệm đăng ký bào chữa cho thân chủ đối với cơ quan có thẩm quyền.
  • Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ.
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
  • Luật sư luôn theo dõi và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ của chúng tôi về Nguyên tắc xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Quý khách hàng cần phải lưu ý về thủ tục xét hỏi tại phiên tòa trên. Nếu có thắc mắc về tội phạm trên, vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

4.6 (17 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết