Luật Hình Sự

Người tâm thần đánh gây thương tích thì ai bồi thường ?

Nếu bị người tâm thần đánh gây thương tích thì ai bồi thường? Liệu người bị tâm thần đó có phải chịu sự truy cứu trách nhiệm trước pháp luật không hay ai là người chịu? Để giải đáp những thắc mắc trên mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây với góc nhìn từ phía pháp lý.

Đánh người gây thương tích

Đánh người gây thương tích

Quy định pháp luật về đánh người gây thương tích

Về hành vi cố ý gây thương tích:

Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác như sau:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
  • Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Phạm tội đối với 02 người trở lên;Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Phạm tội gây tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Phạm tội gây tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

Phạm tội gây tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Phạm tội gây tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

  • Làm chết 02 người trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
  • Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Người tâm thần đánh gây thương tích có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Theo quy định tại điều 21 của Bộ Luật Hình Sự 2015 thì đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, nếu mắc bệnh tâm thần dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh

Nếu mới chỉ được xác nhận là mắc bệnh tâm thần mà chưa đến mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, theo Điều 51 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều này có nghĩa là nếu như cơ quan giám định xác định đối tượng chỉ mắc bệnh làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi thì đối tượng vẫn bị xử lý hình sự bình thường nhưng sẽ được hưởng tình tiết giảm nhẹ.

Ai là người bồi thường khi người tâm thần đánh gây thương tích.

Trách nhiệm bồi thường

Căn cứ vào khoản 3 điều 586 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân đối với trường hợp người tâm thần đánh gây thương tích thì người bồi thường như sau:

  • Nếu có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
  • Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình;
  • Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Mức bồi thường

Mức bồi thường

Mức bồi thường

Nếu người tâm thần mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, đồng thời đã có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của Tòa án thì người đó được xem là mất năng lực hành vi dân sự và mức bồi thời của người giám hộ trong trường hợp người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ như sau:

Theo điều 590 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định mức bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Vai trò luật sư hỗ trợ tư vấn hình sự

Luật sư hỗ trợ

  • Nghiên cứu, xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định pháp luật để bảo vệ thân chủ
  • Làm việc với cơ quan điều tra, cơ quan tiến hành tố tụng, giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình.
  • Tư vấn đưa ra những giải pháp tốt nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật cho thân chủ của mình.
  • Tư vấn soạn thảo tính toán mức bồi thường để đưa ra yêu cầu xem xét bồi thường.

Trên đây là tổng hợp những vấn đề pháp lý của chúng tôi về vấn đề người tâm thần đánh gây thương tích thì ai bồi thường ? Nếu các bạn đọc còn băn khoăn hay chưa nắm rõ về các quy định bồi thường hay mức phạt thì hãy liên lạc với chúng tôi theo tổng đài 1900 63 63 87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN HÌNH SỰ cụ thể, nhanh chóng. Xin cảm ơn.

4.8 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết