Luật Đất Đai

Người nước ngoài có được đòi nhà đất của cha mẹ để lại không ?

Các quan hệ xã hội có sự tham gia của người nước ngoài được điều chỉnh bằng những quy định riêng biệt, trong quan hệ về thừa kế nhà đất cũng không ngoại lệ. Pháp luật hiện hành không cho phép cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nước ngoài. Vậy thì trong quan hệ thừa kế, người nước ngoài có được đòi nhà đất của cha mẹ để lại không? Thủ tục kiện đòi như thế nào? Mời Qúy bạn đọc đến với bài viết sau đây của chúng tôi.

Người nước ngoài có được đòi đất cha mẹ để lại không?
Người nước ngoài có được đòi đất cha mẹ để lại không?

>>Xem thêm:Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế có yếu tố nước ngoài

Điều kiện đòi nhà đất của người nước ngoài

Theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013 thì: Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trong trường hợp đất do cha mẹ để lại thì người nước ngoài không có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng vẫn được hưởng giá trị của mảnh đất đó, do đó việc kiện đòi lại đất thì vẫn được.

Để đòi nhà đất thì nước nước ngoài phải chứng minh được hai yếu tố là quan hệ về mặt nhân thân và chứng minh tài sản yêu cầu đòi là của cha mẹ để lại.

Thứ nhất là chứng minh quan hệ về mặt nhân thân. Pháp luật không có quy định việc người nước ngoài thì không được hưởng thừa kế nhà đất. Do đó, nếu như người nước ngoài chứng minh được mình có quan hệ nhân thân với người để lại tài sản (trong trường hợp thừa kế theo pháp luật) hoặc chứng minh mình được nhận tài sản theo di chúc để lại và không thuộc trường hợp không được nhận thừa kế.

Thứ hai là chứng minh tài sản mà người nước ngoài yêu cầu đòi là của cha mẹ để lại. Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Do đó họ phải chứng minh tài sản đó là tài sản hợp pháp của cha mẹ và họ được hưởng tài sản hợp pháp đó (theo di chúc hoặc theo pháp luật)

Nếu như chứng minh được rằng họ được nhận nhà đất thì họ hoàn toàn có quyền kiện đòi bất cứ ai mà xâm phạm quyền lợi hợp pháp của họ đối với nhà đất cha mẹ để lại.

Thủ tục kiện đòi nhà đất của người nước ngoài

Thành phần hồ sơ khởi kiện:

Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi khởi kiện đòi lại nhà đất
Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị khi khởi kiện đòi lại nhà đất
  • Đơn khởi kiện (theo mẫu);
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có).

Trong trường hợp này là tranh chấp có yếu tố nước ngoài, do đó, Toà án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thời hạn giải quyết đơn khởi kiện là bao lâu?

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Theo quy định tại Điều 623 của Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Trên đây là nội dung bài viết tư vấn pháp luật đất đai của chúng tôi về vấn đề “Người nước ngoài có được đòi nhà đất của cha mẹ để lại không?”. Trường hợp Quý khách hàng còn nội dung nào thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật theo số hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, đầy đủ. Xin cảm ơn.

4.6 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết