Luật Dân sự

Người đang còn thiếu nợ chuẩn bị đi nước ngoài thì làm sao?

Người đang còn thiếu nợ chuẩn bị đi nước ngoài khiến nhiều người cho vay không khỏi lo lắng. Bởi thế, người dân cần nắm bắt những quy định của pháp luật về việc cho vay vốn và các quyền lợi của người cho vay tiền để bảo vệ lợi ích cho mình. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin pháp lý về việc người đang nợ có xuất cảnh được không, đồng thời đưa ra hướng giải quyết người có hành vi trốn nợ ra nước ngoài. Xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi.

Người có hành vi trốn nợ

Người có hành vi trốn nợ

Quy định chung về xuất nhập cảnh tại Việt Nam

Điều kiện xuất, nhập cảnh

Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;
  • Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
  • Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

Ngoài các điều kiện trên thì các công dân xuất cảnh phải có người đại diện hợp pháp đi cùng khi thuộc các trường hợp như sau:

  • Người mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự;
  • Người chưa đủ 14 tuổi.

Công dân Việt Nam được nhập cảnh khi có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng.

Cơ sở pháp lý: Điều 33, 34 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.

Đối với trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh

Tạm hoãn xuất cảnh là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam. Đây là một trong những biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc những người chưa bị khởi tố về hình sự, khi có căn cứ cho rằng họ có hành vi xuất cảnh để bỏ trốn.

Trong luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 cũng đã quy định rõ các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau:

  • Bị can, bị cáo;
  • Người được hoãn /tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
  • Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách;
  • Người được hưởng án treo trong thời gian thử thách;
  • Người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ;
  • Người có nghĩa vụ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến họ nhằm đảm bảo việc thi hành án;
  • Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành án dân sự;
  • Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
  • Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
  • Người có nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó;
  • Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp phía nước ngoài cho phép nhập cảnh;
  • Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

Cơ sở pháp lý: Khoản 7 Điều 2, Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019, Điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA 2015.

Người không hoàn thành nghĩa vụ vay mượn tài sản của người khácNgười không hoàn thành nghĩa vụ vay mượn tài sản của người khác

Đang nợ thì có xuất cảnh ra nước ngoài được không

Như chúng tôi đã trình bày ở trên về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh thì chỉ khi nào công dân thuộc các trường hợp đó mới bị hạn chế xuất cảnh. Nếu trong trường hợp công dân đang vay tiền cá nhân, tổ chức thì người đó có nghĩa vụ trả tiền cho cá nhân, tổ chức ấy. Do đó, trong trường hợp công dân này có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì sẽ không thuộc trường hợp bị hạn chế xuất cảnh.

Trường hợp công dân đó không có tài sản đảm bảo, đến hạn mà không thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà chủ nợ khởi kiện và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là tạm hoãn xuất cảnh thì công dân đó sẽ thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019: người đang có nghĩa vụ thi hành án dân sự.

Đối với người đang trong giai đoạn giải quyết vụ án, để việc giải quyết được diễn ra chính xác và nhanh chóng thì theo quy định pháp luật những người này sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.

Người vay tiền chưa trả chuẩn bị đi nước ngoài thì làm sao

Trường hợp người vay không chịu trả số tiền đã vay thì căn cứ theo điều 186, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 người cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án Nhân dân nơi xảy ra hoạt động cho vay hoặc gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm.

Ngoài ra, trường hợp người vay không chịu trả số tiền đã vay thì người cho vay có gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm.

Cơ sở pháp lý: Điều 144 BLTTHS 2015.

Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP thì đương sự có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không cho người bị kiện (người vay) xuất cảnh trong thời gian chờ giải quyết vụ kiện, cụ thể là cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.

Trình tự, thủ tục khởi kiện người có hành vi trốn nợ ra nước ngoài

Thẩm quyền giải quyết

Việc vay vốn, vay nợ chính là loại giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự nên sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015).

Người khởi kiện tiến hành khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện theo quy định Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Trong trường hợp tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì căn cứ vào Điều 37 BLTTDS 2015, tranh chấp ấy sẽ được Tòa án Nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Đồng thời, theo quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015 thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp hợp đồng

Tại điểm b, khoản 1, Điều 39, BLTTDS 2015 có quy định  các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn.

Hồ sơ khởi kiện

Căn cứ Khoản 4 và Khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015 thì hồ sơ tiến hành khởi kiện ra Tòa án Nhân dân bao gồm:

  • Đơn khởi kiện (Mẫu số 23-DS Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017).
  • Giấy tờ tùy thân: CCCD/CMND;
  • Các tài liệu chứng cứ kèm theo chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
  • Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ bản chính, bản sao).

Trình tự, thủ tục khởi kiện

Để giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự cần theo trình tự như sau:

  • Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu pháp luật quy định theo các phương thức như nộp trực tiếp, gửi hồ sơ khởi kiện qua đường bưu điện hoặc gửi qua cổng dịch vụ Công Quốc gia (nếu có).
  • Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
  • Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây: Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này; Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
  • Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
  • Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Cơ sở pháp lý: Điều 190, Điều 191, Điều 195, Điều 196 và Điều 197 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

>> Xem thêm: Thủ tục khởi kiện nợ khó đòi.

Luật sư tư vấn hướng giải quyết tranh chấp dân sựLuật sư tư vấn hướng giải quyết tranh chấp dân sự

Tư vấn hướng giải quyết ngăn người còn thiếu nợ đi nước ngoài

  • Tư vấn quy định của pháp luật về việc xuất, nhập cảnh.
  • Tư vấn thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh;
  • Tư vấn thời hạn, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh;
  • Tư vấn lãi suất phù hợp khi cho vay/ vay mượn cá nhân, tổ chức theo quy định.
  • Tư vấn các thủ tục khởi kiện đòi lại quyền lợi cho bên ủy quyền/được ủy quyền.
  • Soạn thảo đơn từ, chuẩn bị hồ sơ nhằm giải quyết nhu cầu thiết thực cho khách hàng.
  • Trực tiếp thực hiện yêu cầu của khách hàng nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng cũng như trực tiếp làm việc với các cơ quan có thẩm quyền.
  • Tham gia trực tiếp vào quá trình tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Tóm lại, để một công dân có thể xuất cảnh ra nước ngoài cần xét đến nhiều điều kiện theo Luật định. Bài viết trên đây của chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về vấn đề người đang còn thiếu nợ chuẩn bị ra nước ngoài thì phải làm sao, đồng thời nêu rõ trình tự, thủ tục khi tiến hành khởi kiện người có hành vi trốn nợ. Nếu Quý bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào chưa hiểu rõ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900636387 để được các luật sư có chuyên môn hỗ trợ kịp thời.

4.5 (12 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Võ Tấn Lộc
Avatar

Chức vụ: Luật Sư Thành Viên

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Dân Sự, Sở Hữu Trí Tuệ

Trình độ đào tạo: Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 800 bài viết

error: Content is protected !!