Luật Hình Sự

Người bị vu khống đã rút đơn thì công an có giải quyết nữa không?

Người bị vu khống đã rút đơn thì công an có giải quyết nữa không? Vì việc nộp đơn tố giác khi bị vu khống là quyền của mỗi cá nhân nhằm bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như đây là căn cứ để cơ quan công an khởi tố hình sự. Bài viết dưới đây của Chuyên Tư Vấn Luật sẽ làm rõ về thắc mắc này.

Người bị vu khống rút đơn thì công an có giải quyết nữa không?

Tội vu khống theo quy định của pháp luật hình sự

Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

Chủ thể

Người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
  • Có khả năng nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi và điều khiển hành vi.

CSPL: Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Vậy chủ thể từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ chịu trách nhiệm hình sự đối với tội vu khống.

Khách thể

Hành vi vu khống là hành vi bịa đặt hoặc lan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Do đó, khách thể của tội vu khống là quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích khác của công dân không bị xâm phạm.

Mặt chủ quan

Chủ thể thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của hành vi là nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của cá nhân.

Mặt khách quan

Người phạm tội vu khống thực hiện một trong các hành vi sau:

  • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hậu quả của hành vi: Trong trường hợp các hành vi nêu trên không có mục đích nhằm xúc phạm danh dự của người khác thì hậu quả gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Tội phạm có thể không gây ra hậu quả trên thực tế.

Hành vi vu khống

>>>>xem thêm: Tội vu khống là gì? Mức xử phạt hiện nay

Xử lý về hành vi vu khống

Xử phạt hành chính

Hành vi vu khống người khác có thể bị xử phạt hành chính vì vi phạm trật tự công cộng có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ các trường hợp:

  • Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với người thi hành công vụ (điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định này);
  • Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình (Điều 54 Nghị định này).

CSPL: Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra người thực hiện hành vi vu khống còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.
  • Buộc xin lỗi công khai.

CSPL: Khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Đối với hành vi vu khống người khác trên mạng xã hội có thể sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi: Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm

CSPL: Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi  Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
  • Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
  • Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Vì động cơ đê hèn;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

CSPL: Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vu khống

>>>>xem thêm: Hướng dẫn thủ tục tố giác hành vi vu khống và làm nhục người khác trên mạng xã hội

Công an có giải quyết khi người bị vu khống đã rút đơn

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Do đó, khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Vì thế, khi người bị vu khống đã rút đơn tự nguyện, không trái với ý muốn của mình thì công an sẽ không giải quyết khởi tố vụ án hình sự.

CSPL: Khoản 1,2 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Luật sư bảo vệ quyền lợi khi bị người khác vu khống

  • Luật sư tư vấn về Tội vu khống.
  • Luật sư thông tin về việc xử lý các hành vi vu khống theo quy định hiện hành.
  • Luật sư tư vấn bảo vệ quyền lợi khi bị người khác vu khống.
  • Luật sư hỗ trợ thực hiện đơn tố giác hành vi vu khống.
  • Luật sư hỗ trợ tư vấn các công việc liên quan khác.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp rút đơn của người bị vu khống mà công an sẽ có hướng giải quyết phù hợp với quy định pháp luật .Đồng thời bài viết cũng cung cấp thêm những thông tin về Tội vu khống cũng nhưng hướng xử phạt đối với tội này. Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan, xin liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline1900.63.63.87 hoặc Luật sư Hình sự. để được hỗ trợ sớm nhất.

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết