Luật Doanh Nghiệp

Những ngành nghề kinh doanh nào bắt buộc phải ký quỹ?

Ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, theo đó một số ngành nghề kinh doanh phải ký quỹ tại ngân hàng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vậy ngành nghề đăng ký kinh doanh nào bắt buộc phải ký quỹ? Trình tự thủ tục thực hiện như thế nào? Sau đây Luật Long Phan PMT sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này, cụ thể như sau:

Ký quỹ

Ký quỹ

Ký quỹ là gì?

Căn cứ Điều 330 Bộ luật Dân sự 2015 việc ký quỹ được quy định như sau:

“ Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ”.

Như vậy có thể hiểu ký quỹ là một trong những biện pháp bảo đảm, tài sản ký quỹ không được giao cho bên có quyền giữ mà gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Việc thanh toán cho bên có quyền chỉ xảy ra khi bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết.

Danh mục các ngành nghề kinh doanh phải ký quỹ

STT Ngành nghề Mức ký quỹ Cơ sở pháp lý
1 Kinh doanh lữ hành nội địa 100 triệu đồng Điểm b, khoản 1, Điều 31, Luật Du lịch 2017

Khoản 1, Điều 14, Nghị định 168/2017/NĐ-CP

2 Kinh doanh lữ hành quốc tế (chỉ đón khách nước ngoài) 250 triệu đồng Điểm b, khoản 2, Điều 31, Luật Du lịch 2017

Điểm a, khoản 2, Điều 14, Nghị định 168/2017/NĐ-CP

3 Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách Du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách Du lịch ra nước ngoài 500 triệu đồng Điểm b, khoản 2, Điều 31, Luật Du lịch 2017

Điểm c, khoản 2, Điều 14, Nghị định 168/2017/NĐ-CP

4 Kinh doanh dịch vụ việc làm 300 triệu đồng Khoản 2, Điều 14, Nghị định 23/2021/NĐ-CP
5 Kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động 2 tỷ đồng Khoản 2, Điều 5, Nghị định 29/2019/NĐ-CP
6 Kinh doanh dịch vụ đưa người lao động ở nước ngoài 1 tỷ đồng Điều 10, Nghị định 38/2020/NĐ-CP
7 Dịch vụ kiểm toán 5 tỷ đồng Khoản 1, Điều 5; điểm e, khoản 1, Điều 11 Nghị định 17/2012/NĐ-CP
8 Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công nghiệp 5 tỷ đồng Điểm a, khoản 2, Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP
9 Bán hàng đa cấp Tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng Khoản 2, Điều 50, Nghị định 40/2018/NĐ-CP
10 Sản xuất phim 200 triệu đồng Điều 3, Nghị định 142/2018/NĐ-CP

Doanh nghiệp không thực hiện đúng thủ tục ký quỹ có bị xử lý không?

  • Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp tham gia bán hàng đa cấp (theo điểm o, khoản 8, Điều 92, Nghị định 141/2018/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi  Không thực hiện ký quỹ hoặc không có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật quy định khác (Điều 19, nghị định 122/2021/NĐ-CP)
  • Các văn bản khác theo quy định cụ thể từng ngành nghề, lĩnh vực

 

Xử lý doanh nghiệp không thực hiện đúng thủ tục ký quỹ

Xử lý doanh nghiệp không thực hiện đúng thủ tục ký quỹ

Trình tự thủ tục tiến hành ký quỹ

Hồ sơ ký quỹ

Khi các doanh nghiệp phải ký quỹ tại ngân hàng thương mại (NHTM) hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, thì ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ và lập uỷ nhiệm chi trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản ký quỹ nếu khách hàng có tài khoản tại ngân hàng nhận ký quỹ.

Hợp đồng ký quỹ bao gồm các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng (hoặc chi nhánh ngân hàng) nhận ký quỹ; Số tiền ký quỹ; Mục đích ký quỹ; Lãi suất tiền gửi ký quỹ; Hình thức trả lãi tiền ký quỹ; Sử dụng tiền ký quỹ; Rút tiền ký quỹ; Tất toán tài khoản ký quỹ; Trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với khách hàng chưa có tài khoản tại ngân hàng nhận ký quỹ, cần làm hồ sơ mở tài khoản gồm: Giấy đăng ký thông tin tài khoản; hồ sơ minh chứng tư cách pháp lý của tổ chức; hồ sơ minh chứng tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản và lập uỷ nhiệm chi trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.

Doanh nghiệp cần hoàn thiện hồ sơ và thủ tục mở tài khoản ký quỹ theo quy trình nội bộ của từng NHTM. Sau khi nhận đủ số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ hạch toán tiền ký quỹ vào tài khoản tiền ký quỹ bằng VNĐ, cấp giấy xác nhận ký quỹ cho doanh nghiệp. Lãi suất tiền ký quỹ do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ký quỹ giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ đảm bảo phù hợp với quy định về lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong từng thời kỳ.

Xử lý doanh nghiệp không thực hiện đúng thủ tục ký quỹ

Xử lý doanh nghiệp không thực hiện đúng thủ tục ký quỹ

Thủ tục tiến hành ký quỹ

  • Doanh nghiệp có yêu cầu ký quỹ vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng.
  • Ngân hàng ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ theo quy định của pháp luật.
  • Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp tại ngân hàng.
  • Sau khi hoàn tất việc ký quỹ, doanh nghiệp được nhận giấy chứng nhận tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số giải đáp liên quan đến các ngành nghề đăng ký kinh doanh bắt buộc phải ký quỹ của Luật Long Phan, nếu Quý bạn đọc có bất kỳ các thắc mắc nào khác, xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP của chúng tôi tư vấn thêm. Xin trân trọng cảm ơn.

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết