Luật Hình Sự

Mức xử phạt hành vi cho vay nặng lãi

Mức xử phạt hành vi cho vay nặng lãi được pháp luật hình sự quy định cụ thể như thế nào? Việc cho vay nặng lãi hiện nay đang là hiện tượng phổ biến, các tổ chức CHO VAY NẶNG LÃI với tính chất nguy hiểm sẵn sàng dùng mọi biện pháp để có thể đòi nợ. Vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ về vấn đề cho vay nặng lãi này để có thể tránh được các mối đe dọa đến bản thân. Các bạn đọc hãy theo dõi bài viết này để biết về mức XỬ PHẠT do hành vi cho vay nặng lãi.

Tội cho vay nặng lãi

Tội cho vay nặng lãi

>>> Xem thêm: Các loại lãi được thoả thuận trong hợp đồng vay tài sản giữa cá nhân với nhau 

Vay nặng lãi là gì?

Vay nặng lãi là hình thức của một tổ chức cho người nào có nhu cầu vay tiền với lãi suất cao vượt quá cao so với mực lãi suất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Lãi suất cho vay bao nhiêu % thì phạm tội cho vay nặng lãi?

Căn cứ theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
  • Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
  1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Từ những căn cứ được trích dẫn ở trên, cho thấy, lãi suất cho vay đối hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng – ở đây là ngân hàng là do hai bên thỏa thuận với nhau dựa trên nhu cầu vay vốn, mức độ tín nhiệm nhưng không được vượt quá 20%/năm; và đối với trường hợp cho vay ngắn hạn thì mức lãi suất cho vay không được vượt quá 6,5%/năm đối với tổ chức tín dụng thông thường, và tối đa không quá 7,5% đối với hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô.

>>> Xem thêm: Cách tính lãi suất trong vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng

Phạm tội cho vay nặng lãi thì xử lý như thế nào?

Phạm tội cho vay nặng lãi bị xử lý

Phạm tội cho vay nặng lãi bị xử lý

Xử lý hành chính với hành vi cho vay nặng lãi

Tại điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay là phạt tiền từ 05-15 triệu đồng.

Mức lãi suất cơ bản cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được công bố theo quyết định 2868/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm.

Như vậy, theo quy định trên, nếu cho vay dưới 9%/năm thì chưa đến mức phải xử lý hình sự thì bị phạt vi phạm hành chính.

Xử lý hình sự với tội cho vay nặng lãi

Theo quy định của điều 201 BLHS 2015, hành vi cho vay nặng lãi bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, lãi suất cho vay cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 05 lần trở lên, tức là lãi suất từ 100%/ năm trở lên

Thứ hai, đã thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Thứ ba, có tính chất chuyên bóc lột.Tính chất chuyên bóc lột được hiểu là người phạm tội lợi dụng việc cho vay, lợi dụng hoàn cảnh khó khăn cấp bách của người đi vay để cho vay với lãi suất cao (lãi nặng) nhằm thu lợi bất chính mà thực chất là bóc lột người đi vay, thể hiện ở chỗ: người phạm tội thực hiện hành vi cho vay nặng lãi nhiều lần, hành vi mang tính chuyên nghiệp, người phạm tội lấy việc cho vay lãi nặng làm một nghề kiếm sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Như vậy, nếu người cho vay không thỏa mãn các yếu tố nêu trên thì hành vi của họ chưa đủ cơ sở để bị khởi tố hình sự về tội cho vay nặng lãi.

>>> Xem thêm: Quy định áp dụng khi vừa có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng

Vai trò luật sư trong giải quyết tội cho vay nặng lãi

Luật sư tư vấn luật hình sự

Luật sư tư vấn luật hình sự

  • Các vấn đề về các quy định về các tình tiết để được xem xét giảm nhẹ hay tăng nặng khung hình phạt, chuyển khung hình phạt;
  • Tư vấn về các quy định của pháp luật hình sự, cách thức xử lý vi phạm phụ thuộc vào độ tuổi của người phạm tội;
  • Tư vấn về thời hạn để được xóa án tích và các trình tự thủ tục để thực hiện việc xóa án tích;
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho khách hàng.

Trên đây là bài viết về mức xử phạt hành vi cho vay nặng lãi. Nếu quý bạn đọc còn thắc gì về cho vay nặng lãi thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn luật hình sự hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết