Có nên mua bằng lái xe qua mạng xã hội Facebook là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm. Hiện nay, trên trang mạng xã hội Facebook xuất hiện rất nhiều tài khoản lấy tên Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe đăng tin rao bán bằng lái xe các hạng giá siêu rẻ nên thu hút sự chú ý nhiều người với tâm lý ngại đi thi giấy phép lái xe. Liệu pháp luật có cho phép hành vi mua bằng lái xe không cần thiết này không? Mời Quý bạn đọc tham khảo bài viết sau.
Có nên mua bằng lái xe qua mạng xã hội Facebook
Mục Lục
Quy định đối với hành vi làm giả giấy phép lái xe
Hành vi làm giả bằng lái xe là hành vi lừa đảo. Đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác thực hiện hành vi cung cấp bằng lái xe giả để kiếm lợi từ người có nhu cầu và người bị hại không biết và không thể biết về hành vi trái pháp luật trên. Pháp luật hình sự quy định hành vi làm giả giấy phép lái xe bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Bên cạnh đó, hành vi làm giả bằng lái xe còn có thể đồng thời bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017) nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Vì thế, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả 2 tội theo Điều 174 và Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Mua bằng lái xe giả bị phạt như thế nào
Mua bằng lái xe giả bị phạt như thế nào
Xử lý hành chính
Điểm b khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình do Chính Phủ ban hành ngày 31/12/2021 và Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt do Chính Phủ ban hành ngày 30/12/2019 quy định hành vi sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích từ 175cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
- Bên cạnh đó, người sử dụng bằng lái xe giả còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Xử lý hình sự
Pháp luật quy định Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức cụ thể:
Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;
- Thực hiện hành vi trái pháp luật;
- Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mua bằng lái xe trên Facebook bị xử lý như thế nào?
Thông qua các quy định pháp luật trên có thể thấy pháp luật không cho phép hành vi mua bán giấy phép lái xe dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu trong trường hợp đã tiến hành giao dịch mua bán thì người mua sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp bị xử phạt hành chính, mức xử phạt phụ thuộc vào loại phương tiện mà người vi phạm sử dụng theo Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trong trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự, người điều khiển phương tiện giao thông cố ý sử dụng bằng giả để qua mắt cơ quan chức năng sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung tại năm 2017. Hình phạt cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Luật sư xin giảm nhẹ tội làm giả giấy phép lái xe
Luật sư xin giảm nhẹ tội làm giả giấy phép lái xe
- Hỗ trợ tư vấn xác định tình tiết giảm nhẹ tội làm giả giấy phép lái xe
- Hỗ trợ soạn thảo các văn bản xin giảm nhẹ hình phạt tội làm giả giấy phép lái xe
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ liên quan
- Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan chức năng trong suốt quá trình giải quyết.
- Hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích cho quý khách hàng trong quá trình tố tụng
Bài viết trên đã phần nào giải đáp một số thắc mắc xoay quanh vấn liệu có nên mua bằng lái xe qua mạng xã hội không. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn của chúng tôi xin hãy vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.