Luật Hình Sự

Một Lô Đất Mà Nhận Đặt Cọc Của Nhiều Người Có Bị Xử Lý Hình Sự Không?

Một lô đất mà nhận đặt cọc của nhiều người có bị xử lý hình sự không là vấn đề nhiều chủ thể mua bán đất phân vân khi rơi vào trường hợp có nhiều người muốn đặt cọc mua đất với nhiều mức giá khác nhau. Đây là tình trạng người mua không chịu tìm hiểu rõ tình trạng pháp lý của đất. Thậm chí không ít trường hợp ngay từ đầu người mua biết mảnh đất đó không đảm bảo mặt pháp lý nhưng do giá cả rẻ hơn so với thị trường nên họ vẫn dại dột đặt cọc mua mảnh đất đó.

Một lô đất nhận cọc nhiều người

Một lô đất nhận đặt cọc từ nhiều người mua

Đặt cọc mua đất là gì?

Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 thì đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Như vậy đặt cọc là biện pháp để bảo đảm việc thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, đặt cọc là giao dịch dân sự nên cần đáp ứng các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực tại Khoản 1 Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Một lô đất mà nhận đặt cọc của nhiều người thì bị xử lý như thế nào?

Trách nhiệm dân sự

Tùy theo mục đích giao kết, ý chí của các bên giao kết hợp đồng đặt cọc mà người bán đất nhận đặt cọc của nhiều người về một mảnh đất có thể bị chịu trách nhiệm dân sự  hoặc bị khởi tố hình sự theo quy định của pháp luật.

Xét trường hợp người bán đất là chủ sử dụng hợp pháp của lô đất ký kết hợp đồng đặt cọc với người mua thì đây là quan hệ dân sự. Vì lý do người bán thay đổi ý chí không muốn bán đất cho người mua nữa hoặc có người khác mua giá cao hơn thì họ muốn bán cho người khác. Do đó, trường hợp này, người bán ngay từ đầu không có ý định chiếm đoạt tài sản nên chỉ xử lý theo trách nhiệm dân sự.

Theo điểm a Khoản 1 Mục I Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP quy định trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015. Như vậy, trường hợp một lô đất mà nhận đặt cọc của nhiều người thì người bán đất sẽ trả lại tiền đặt cọc cho người mua và bồi thường một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng đặt cọc giữa người bán đất và người mua đất theo quy định pháp luật

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng đặt cọc giữa người bán đất và người mua đất theo quy định pháp luật

Trách nhiệm hình sự

Người bán đất nhận đặt cọc của nhiều người về một lô đất có thể bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tuy nhiên, để xử lý hình sự về tội lừa đảo thì cơ quan tố tụng phải chứng minh được ba yếu tố là có hành vi chiếm đoạt tài sản, có thủ đoạn gian dối và có ý thức chiếm đoạt tài sản.

Một, hành vi chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

Hai, thủ đoạn gian dối được hiểu là đưa thông tin giả sai sự thật bằng nhiều cách khác nhau như lời nói, chữ viết hoặc giả giấy tờ, lừa dối bán đất ảo,… làm cho người khác tin đó là sự thật và giao tài sản.

Như vậy để tránh mất tiền oan thì người mua đất nên tìm hiểu rõ ràng  mảnh đất mình sắp mua thông qua người quen, hàng xóm láng giềng sống gần chủ bán đất, chính quyền địa phương hay trên các trang thông tin.

Luật sư tư vấn xử lý trường hợp một lô đất nhận đặt cọc nhiều người

Luật sư chuyên lĩnh vực đất đai sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc xác định hướng giải quyết phù hợp một lô đất nhận đặt cọc nhiều người

  • Tư vấn quy định về đặt cọc
  • Tư vấn quyền nghĩa vụ các bên trong giao kết đặt cọc
  • Tư vấn hướng xử lý hành vi nhận đặt cọc trái pháp luật
  • Tư vấn bảo vệ quyền lợi của người nhận đặt cọc, người đặt cọc trong tùy trường hợp

Tư vấn xử lý vi phạm đặt cọc

Tư vấn xử lý vi phạm đặt cọc

Đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện hoặc giao kết hợp đồng. Khi vi phạm nghĩa vụ đặt cọc sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự theo thỏa thuận bên nhận và bên đặt cọc cũng như theo quy định pháp luật. Theo đó, người nhận đặt cọc trong một số trường hợp có hành vi lừa dối để người khác đặt cọc sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu khách hàng cần tư vấn luật đất đai hãy liên hệ 1900636387 để được tư vấn.

>>Bài viết liên quan đặt cọc có thể bạn quan tâm:

4.5 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết

8 thoughts on “Một Lô Đất Mà Nhận Đặt Cọc Của Nhiều Người Có Bị Xử Lý Hình Sự Không?

  1. Avatar
    Mai thị lan hương says:

    Chào a!!!
    E có mua 1 miếng đất ở hoà hội, xuyên mộc, 10×50, tho cu 100m giá 190 triêu, e đã đặt cọc 95 triệu, đất chủ nhà la 30m ngang bán cho e 10m, đat hiện là giây xác nhận, chủ nhà đang làm sổ đỏ, hẹn 8 tháng sau giao sổ đỏ cho e rôi e giai số tiền còn lại, e vô đóng cọc đất thì chủ nhà ko cho e đóng coc, còn kêu nguoi bạn của chủ nhà giả làm công an tới kêu e trình bày sự việc và coi giấy mua bán đát, chủ nhà đã giụt lấy và xé đi, e có báo công an tới lập biên bản, lấy giấy mua bán của chủ nhà photo lại cho e, e thấy chủ nhà có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của e, vậy giờ e phải làm sao, khi công an tới họ nói giấy hợp đồng bên bán còn hiệu lực đoi 8 tháng sau nếu họ ko ra sổ đỏ lúc đo mói khoi kien, nhủ vậy có đuoc ko? Cám on a

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Mai Thị Hương,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
      Trong trường hợp này, nếu bạn cho rằng chủ đất có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản của bạn thì bạn có quyền tố cáo đến cơ quan như công an xã, công an huyện hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi bạn đang sinh sống.
      Trân trọng thông tin đến bạn.

      • Avatar
        Phúc says:

        a cho e hỏi e bán 1 mảnh đất gia 1 ty. người ta đặt coc cho e là 50tr 2 tháng ra công chứng trong thời gian đó có người mua lại mảnh cua e gia 1 ty500 tr và e nhận coc thêm 150 tr va e dt cho bên kia e bẻ cọc bồi thường bên mua miếng gia 1ty kia lại 100tr zay e có dính giáp j lừa đảo chiếm đoạt tài sản không Anh.

        • Avatar
          Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

          Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
          Trân trọng./.

  2. Avatar
    Nguyễn thị oanh says:

    Em nghe vợ chồng chị đó nói có miếng dất của vc mua nhưng cho ông bà đứng tên sổ đỏ nên đã đặt cọc 50 triệu đồng mà không ghi được số bìa hay các số liệu về đất trên hợp đồng( chỉ ghi được sát số nhà 09 bên cạnh đất đó) . Nay họ muốn trả lại cọc và ít tiền lãi. Như vậy họ có dấu hiệu lừa đảo hay không. Em có buộc họ thực hiện phạt cọc hay không? Và nếu họ yêu cầu tòa tuyên hợp đồng đó vô hiệu hóa thì họ có thực hiện các nghĩa vụ như trong hợp đồng nữa không? (hợp đồng có người thứ 3 làm chứng, chưa công chứng)

    • Avatar
      Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Chuyên tư vấn luật Long Phan PMT. Về thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 có quy định các loại hợp đồng cần phải công chứng, chứng thực tuy nhiên trong các loại hợp đồng đó không bao gồm hợp đồng đặt cọc mua bán quyền sử dụng đất đều đó có nghĩa là hợp đồng đặt cọc của bạn có hiệu lực pháp luật. Nếu việc giao kết hợp đồng đảm bảo các điều kiện tại Điều 117 BLDS 2015 thì bên nhận cọc không có cơ sở yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu.
      Tại Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015 có quy định trường hợp bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo đó, nếu bên nhận cọc không tiếp tục thực hiện giao dịch, bạn có thể yêu cầu họ hoàn trả lại số tiền cọc cùng khoản tiền phạt cọc mà hai bên đã thỏa thuận.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến thắc mắc của bạn. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!

      • Avatar
        Phạm văn tiên says:

        Chào luật sư .cho e hỏi ls e có nhận coc của một người nhưng đất đó của mẹ e . Mẹ có nhất chí bằng miệng . Bênh đặt cọc nghi hợp đồng và ghi sai địa chỉ thửa đất .ko ghi tờ bản đồ .ko ghi thửa đất .và họ đặt 100 tr h đ có ghi phạt gấp 3 lần vậy cho e hỏi hợp đồng này có vô hiệu hay có hiệu lực ạ E cám ơn ac nhiều

        • Avatar
          Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

          Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua Zalo. Quý khách vui lòng kiểm tra tin nhắn Zalo quý khách đã cung cấp để biết thêm chi tiết.
          Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *