Luật Hôn Nhân Gia Đình

Một bên ly hôn có dấu hiệu tâm thần Tòa án giải quyết thế nào?

Một bên ly hôn có dấu hiệu tâm thần Tòa án giải quyết thế nào? Ai sẽ đại diện người mất lực năng lực hành vi dân sự thực hiện việc việc ly hôn. Thủ tục ly hôn đối với người bị mất năng lực hành vi dân sự diễn ra như thế nào? Vậy quy định của pháp luật hiện hành đối với vấn đề này ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn các quy định pháp luật để làm sáng tỏ vấn đề trên.

Thủ tục ly hôn đối với người bị tâm thần
Thủ tục ly hôn đối với người bị tâm thần

 

Người bệnh tâm thần có được kết hôn không?

Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

  • Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
  • Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, người bị bệnh tâm thần mà có quyết định của tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ không thể kết hôn.

>> Xem thêm: Thời hạn giải quyết thuận tình ly hôn

Một người bị xem là mất năng lực hành vi dân sự khi nào?

Theo Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:
Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

 

Người bệnh tâm thần có được ly hôn không?
Người bệnh tâm thần có được ly hôn không?

 

Ai có quyền yêu cầu ly hôn?

Người bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu ly hôn không?

Theo Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Người còn lại có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có được yêu cầu ly hôn không?

Theo khoản 3 Điều 24 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn. Việc chỉ định của Toà án phải căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự.

Như vậy, người còn lại đầy đủ năng lực hành vi dân sự vẫn được quyền ly hôn.

Ai là người đại diện tham gia tố tụng khi bị đơn bị mất năng lực hành vi dân sự?

Khoản 3 Điều 53 quy định: Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự có vợ, chồng, con mà những người này đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Theo điều khoản này, ta lần lược xem xét: Vợ chồng ly hôn thì người còn lại không đủ điều kiện giám hộ, để làm đại diện cho nhau khi ly hôn nên bị loại trừ.

Chủ thể còn lại là con của vợ chồng xin ly hôn đại diện cho cha, mẹ (Bị mất năng lực hành vi dân sự) để ly hôn với người còn lại là cha hoặc mẹ mình, tuy không bị cấm nhưng Tòa án sẽ không chọn lựa trong tình huống như vậy bởi vì trái với truyền thống tốt và ý thức hệ của gia đình người Việt Nam.

Chủ thể còn lại là cha (mẹ) của người vợ (chồng) bị bệnh tâm thần là người sẽ được chỉ định để đại diện cho con của họ (nếu đủ điều kiện) để tham gia tố tụng tại Tòa án khi chồng hoặc vợ có yêu cầu ly hôn.

Xa hơn nữa, nếu cha mẹ của người bị mất năng lực hành vi dân sự không có đủ điều kiện giám hộ (hoặc đã chết hoặc không có cha mẹ) thì Tòa án sẽ chỉ định người thân thích của người mất năng lực hành vi dân sự để đại diện cho họ tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn.

Các trường hợp không được ly hôn

Theo Điều 51 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về trường hợp không thể ly hôn như sau:

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp:

  • Vợ đang có thai, sinh con;
  • Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

>> Xem thêm: Khi nào con được chọn người nuôi dưỡng khi cha mẹ ly hôn?

 

Các trường hợp không được ly hôn
Các trường hợp không được ly hôn

Trên đây là bài viết về vấn đề người tâm thần có được ly hôn không?. Nếu quý đọc giả có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn những vấn đề liên quan đến LUẬT SƯ DÂN SỰ thì có thể vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết