Luật Dân sự

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự luôn cần thiết đối với mọi người. Vụ việc dân sự bao gồm các tranh chấp, các yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự. Khi yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự người yêu cầu phải làm đơn. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc cái nhìn tổng quát về vụ việc dân sự và tham khảo mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự

Yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự

Vụ việc dân sự là gì?

Vụ việc dân sự là các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được Tòa án thụ lý, giải quyết theo trình tự, thủ tục theo pháp luật tố tụng dân sự quy định trên cơ sở có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Vụ việc dân sự bao gồm: vụ án dân sự và việc dân sự

  • Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các bên mà không thể tự giải quyết được mà theo quy định thì các chủ thể tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp là vụ án dân sự khi: Có tranh chấp giữa các bên; Có hành vi khởi kiện ra Tòa án; Tòa án phải thụ lý tranh chấp đó; Các bên không có tranh chấp với nhau; Có đơn yêu cầu; Tòa án phải thụ lý đơn yêu cầu đó.

  • Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.

Sự khác nhau giữa việc dân sự và vụ án dân sự

Vụ án dân sự và việc dân sự có những khác nhau cơ bản sau đây:

  • Vụ án dân sự các bên sẽ có xảy ra tranh chấp còn việc dân sự không có tranh chấp xảy ra;
  • Tính chất của vụ án dân sự là việc giải quyết tranh chấp về vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác, có nguyên đơn và bị đơn, Tòa án giải quyết trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ còn việc dân sự là việc riêng của cá nhân, tổ chức không có nguyên đơn và bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ yêu cầu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ;
  • Vụ án dân sự sẽ căn cứ vào hành vi khởi kiện ra Tòa và được tuyên bằng bản án còn việc dân sự dựa vào hành vi nộp đơn yêu cầu và được tuyên bố bằng quyết định.

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mới nhất

Như đã phân tích sự khác nhau giữa việc dân sự và vụ án dân sự thì khi có tranh chấp chủ thể sẽ viết đơn khởi kiện ra Tòa án còn đối với những việc dân sự không có tranh chấp thì có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hiện nay sử dụng mẫu số 01-VDS được ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

ĐƠN YÊU CẦU
GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ

(V/v: …………………………………..)(1)

Kính gửi: Tòa án nhân dân…………………(2)

Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(3) …………………………………………………………………….

Địa chỉ:(4) ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại (nếu có): …………………………..; Fax (nếu có):…………………………………………

Địa chỉ thư điện tử (nếu có): ……………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) xin trình bày với Tòa án nhân dân(5) ……………………………………………………….
việc như sau:

– Những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(6) ……………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những vấn đề nêu trên:(7)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Tên và địa chỉ của những người có liên quan đến những vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết:(8)

……………………………………………………………………………………………………………………………

– Các thông tin khác (nếu có):(9)…………………………………………………………………………………

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu:(10)

  1. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  2. ………………………………………………………………………………………………………………………..
  3. ………………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi (chúng tôi) cam kết những lời khai trong đơn là đúng sự thật.

………, ngày…. tháng…. năm……. (11)

NGƯỜI YÊU CẦU(12)

>>> Click tải ngay: Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Hướng dẫn viết đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

Hướng dẫn cách viết đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

Ngoài Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự thì cách viết đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự cũng rất được quan tâm.

Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự hiện nay sử dụng mẫu số 01-VDS ban hành  kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP do đó cần phải sử dụng đúng mẫu.

(1) Ghi loại việc dân sự mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải Quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự

Ví dụ: Yêu cầu thuận tình ly hôn; yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; yêu cầu tuyên bố một người mất tích; yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu;…

(2) và (5) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.

Ví dụ: Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Kon Tum).

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh và số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của người đó;

  • Nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và họ tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó.
  • Nếu là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi “- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền yêu cầu” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu;
  • Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì ghi “- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền yêu cầu theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày ………” và ghi rõ họ tên của người có quyền yêu cầu. Trường hợp có nhiều người cùng làm đơn yêu cầu thì đánh số thứ tự 1, 2, 3,… và ghi đầy đủ các thông tin của từng người.

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó tại thời điểm làm đơn yêu cầu.

(6) Ghi cụ thể những nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.

(7) Ghi rõ lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.

(8) Ghi rõ họ tên, địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của những người mà người yêu cầu nhận thấy có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó.

(9) Ghi những thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.

(10) Ghi rõ tên các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu, là bản sao hay bản chính, theo thứ tự 1, 2, 3,… (ví dụ: 1. Bản sao Giấy khai sinh của bà Trần Thị T; 2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của ông Trần Bá T và bà Nguyễn Thị H;….).

(11) Ghi địa điểm, thời gian làm đơn yêu cầu.

(12) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

Trường hợp người yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trường hợp có nhiều người cùng yêu cầu thì cùng ký và ghi rõ họ tên của từng người vào cuối đơn yêu cầu.

Luật sư tư vấn thủ tục yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự

  • Tư vấn quy định pháp luật về cách thức viết mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự;
  • Tư vấn về vấn đề pháp lý liên quan đến mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự nếu chủ thể thực hiện không đúng;
  • Tư vấn hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.

Tổng đài tư vấn pháp luật

Tổng đài tư vấn pháp luật

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự được quy định cụ thể tại các quy định của pháp luật. Bài viết trên đã đưa ra mẫu đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự mới nhất. Nếu bạn đọc có thắc mắc cần được tư vấn luật dân sự hay muốn tìm hiểu các mẫu đơn có liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

4.9 (20 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết