BIỂU MẪU

Mẫu đơn kiện chồng đánh vợ

Mẫu đơn kiện chồng đánh vợ là văn bản để Tòa án giải quyết hành vi bạo hành của người chồng và bảo vệ người vợ khỏi hành vi bạo lực, đánh đập trong gia đình. Thông qua bài viết dưới đây, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp thông tin về trình báo bị đánh, tố cáo bạo hành gia đình hay ly hôn bạo hành gia đình, đồng thời cũng mang đến dịch vụ luật sư hướng dẫn khởi kiện bạo lực gia đình uy tín.

Bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình

Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo lực gia đình

  • Ngày, tháng, năm làm đơn tố cáo
  • Tên đơn tố cáo (Đơn tố cáo Đ/v Hành vi bạo hành gia đình)
  • Tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  • Tên, địa chỉ cư trú của người tố cáo
  • Tên, địa chỉ cư trú của người bị tố cáo
  • Trình bày nội dung tố cáo (nêu lý do, dẫn chứng hành vi bạo hành của người bị tố cáo xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình)
  • Yêu cầu giải quyết tố cáo
  • Ký tên ghi rõ họ tên người tố cáo
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo (hình ảnh, clip bị bạo hành,…)

>> Click Tải: Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình

Hướng dẫn soạn thảo đơn kiện bạo lực gia đình

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Thẩm quyền giải quyết tố cáo bạo hành gia đình được xác định tại Điều 18 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo).

Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

  • Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành của người bị tố cáo (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình).
  • Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào (điểm, khoản, điều của Luật chống bạo hành gia đình 2007 chẳng hạn như chồng đánh bạc đánh đập vợ, chửi bới và bôi nhọ vợ con,…)
  • Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương tinh thần, vật chất,…) và chứng minh thiệt hại (giấy khám bệnh của bệnh viện, hồ sơ bệnh án, hóa đơn tiền thuốc,…)
  • Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường,…)

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.

Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo đơn tố cáo chứng minh nhân dân, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình

Mẫu đơn tố cáo bạo hành gia đình

Nộp đơn tố cáo bạo lực gia đình ở đâu

  • Khi phát hiện người có hành vi bạo hành gia đình, người tố cáo phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.
  • Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý, giữ bí mật về nhân thân.
  • Trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Thế nào là hành vi bạo lực gia đình

  • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
  • Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
  • Cưỡng ép quan hệ tình dục;
  • Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
  • Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
  • Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
  • Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Các biện pháp ngăn chặn bạo lực gia đình

Biện pháp chung

  • Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình;
  • Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình;
  • Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với người có hành vi bạo lực gia đình;
  • Cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thông tin khác để có hành vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc).

Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Biện pháp cấm tiếp xúc

  • Đến gần nạn nhân trong khoảng cách dưới 30m; trừ trường hợp giữa người có hành vi bạo lực gia đình và nạn nhân có sự ngăn cách như tường, hàng rào hoặc các vật ngăn cách khác, bảo đảm đủ an toàn cho nạn nhân.
  • Sử dụng điện thoại, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện thông tin khác để thực hiện hành vi bạo lực với nạn nhân.
  • Biện pháp này chỉ có thể được áp dụng bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Tòa án.

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 08/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007.

Quy định của pháp luật về bạo lực gia đình

  • Các hành vi bạo lực gia đình căn cứ vào Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
  • Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
  • Biện pháp ngăn chặn, bảo vệ quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Quy định của pháp luật về bạo lực gia đình

Quy định của pháp luật về bạo lực gia đình

Dịch vụ luật sư hướng dẫn khởi kiện bạo lực gia đình

  • Tư vấn về các quy định pháp luật có liên quan đến vấn đề bạo hành gia đình của Quý khách từ đó đưa ra phương án để Quý khách lựa chọn giải quyết.
  • Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và trực tiếp tham gia đàm phán, thương lượng với các bên liên quan.
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ cho các thủ tục hành chính, trong quá trình tố tụng chuẩn bị hồ sơ để làm các thủ tục pháp lý cần thiết.
  • Hướng dẫn khách hàng hoặc đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin.
  • Tư vấn thủ tục tố tụng và tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích của Quý khách khi giải quyết tranh chấp tại tòa án các cấp: xác định thẩm quyền của tòa án, viết đơn, nộp đơn, đóng án phí, các thủ tục khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo,….
  • Hỗ trợ pháp lý khác để giúp Quý khách giải quyết các vấn đề có liên quan.
  • Hướng dẫn viết đơn khởi kiện bạo lực gia đình

Trên đây là các quy định pháp luật liên quan đến hướng dẫn Mẫu đơn và hướng dẫn soạn đơn khởi kiện bạo lực gia đình. Quý khách hàng cũng cần phải lưu ý về việc nộp đơn tố cáo bạo lực gia đình ở đâu cũng như các biện pháp ngăn chặn hành vi trên. Để tránh những khó khăn khi soạn thảo đơn khởi kiện bạo lực gia đình, vui lòng liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua Hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ.

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 120 bài viết