BIỂU MẪU

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là văn bản, trong đó, cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình đối với quyền sử dụng đất bị cá nhân, tổ chức khác xâm hại. Pháp luật tố tụng dân sự quy định  nội dung đơn khởi kiện và mẫu đơn khởi kiện, vì vậy khi khởi kiện tranh chấp đất đai người khởi kiện cần chuẩn bị đơn từ theo quy định để tranh chấp được chấp nhận thụ lý. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về đơn khởi kiện.

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Khởi kiện tranh chấp đất đai

Quy định pháp luật về đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Hình thức đơn khởi kiện tranh chấp đất

Pháp luật tố tụng dân sự quy định việc khởi kiện phải thực hiện bằng đơn khởi kiện. Trong đó, đơn khởi kiện được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định phải thực hiện theo mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2027/NQ-HĐTP ban hành một số biểu mẫu trong tố tụng dân sự. Vì vậy khi thực hiện khởi kiện mọi tranh chấp, kể cả tranh chấp đất đai thì người khởi kiện phải đảm bảo nội dung và hình thức đơn khởi kiện theo mẫu trên.

>>> Tải mẫu đơn tại đây: Đơn khởi kiện

Nội dung đơn khởi kiện

Căn cứ quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì nội dung đơn khởi kiện có những phần cơ bản sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
  • Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

>>>Xem thêm:  Hướng dẫn chuẩn bị tài liệu, chứng cứ khởi kiện tranh chấp đất đai

Quy định về chủ thể làm đơn khởi kiện

Cá nhân

Theo quy định tại khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

Cá nhân là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

Tổ chức

Theo quy định tại khoản 3 Điều 189 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 thì việc làm đơn khởi kiện của cơ quan, tổ chức được thực hiện như sau:

Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Thông tin Tòa án có thẩm quyền giải quyết khởi kiện

Việc xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết (chính là nơi gửi đơn khởi kiện tranh chấp đất đai). Trong tranh chấp đất đai thì TAND cấp huyện nơi mà có mảnh đất đang tranh chấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án:

  • Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B)
  • Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó.

Hướng dẫn soạn nội dung đơn khởi kiện

Kính gửi

Nội dung kinh gửi trong đơn khởi kiện cần được điền thông tin về Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai trong vụ việc cụ thể. Đây là mục quan trọng, người khởi kiện cần xác định chính xác thẩm quyền giải quyết và ghi chính xác tên tòa án có thẩm quyền này. Việc xác định thẩm quyền sẽ quyết định đến việc đơn khởi kiện có được thụ lý hay không.

Để xác định thẩm quyền Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai thì căn cứ vào quy định tại khoản 9 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Theo đó Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án cấp huyện nơi có đất tranh chấp. 

Thông tin người khởi kiện và người bị kiện 

Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Nếu người khởi kiện hoặc bị kiện là cá nhân, thì ghi họ và tên; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện hoặc bị kiện đó.

Địa chỉ ghi trong đơn khởi kiện là nơi cư trú của cá nhân, nơi trụ sở chính của cơ quan, tổ chức.

Nếu có cá nhân, tổ chức có quyền và lợi ích cần được bảo vệ do bị xâm phạm bởi bên bị kiện hoặc cá nhân, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan với người bị kiện thì ghi thông tin, và địa chỉ như nói trên.

Nội dung yêu cầu khởi kiện

Nội dung trong đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là phần rất quan trọng vì tòa án sẽ căn cứ vào các yêu cầu trong đơn và giải quyết trong phạm vi yêu cầu đấy. Vì vậy cần nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Diễn biến sự việc tranh chấp xảy ra như thế nào? Trường hợp có người làm chứng thì ghi cụ thể thông tin người làm chứng gồm Ghi họ và tên, địa chỉ nơi người làm chứng cư trú (thôn, xã, huyện, tỉnh), nếu là nơi làm việc, thì ghi địa chỉ nơi người đó làm việc (ví dụ: Nguyễn Văn A, công tác tại Công ty B, trụ sở làm việc tại số …phố…quận…TP…

Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nên ghi như sau: Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu gì và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …)

Rút đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thì được nộp lại trong trường hợp nào?

Hướng dẫn nộp lại đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Hướng dẫn nộp lại đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đương sự được nộp lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau:

  • Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
  • Yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý TÀI SẢN, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
  • Đã có đủ điều kiện khởi kiện;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật được hướng dẫn cụ thể tại Điều 7 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP:

  • Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01/01/2017, Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do “thời hiệu khởi kiện đã hết” nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015.
  • Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01/01/2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;
  • Đối với những vụ án chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS 2015 thời hiệu khởi kiện vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn, thì người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 và điểm d khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015 và Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
  • Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế đã hết thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01/01/2017 đã được Tòa án giải quyết bằng bản án, quyết định (trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự vì thời hiệu khởi kiện đã hết) đã có hiệu lực pháp luật thì theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015, người khởi kiện không có quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án đó;
  • Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.

>>Xem thêm: Rút đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thì được nộp lại đơn trong trường hợp

Luật sư tư vấn soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Luật sư chuyên tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai sẽ hướng dẫn và hỗ trợ việc soạn thảo mẫu đơn khởi kiện và tư vấn trong những nội dung sau:

  • Tư vấn quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự khi tham gia giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn phương thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai cấp xã;
  •  Tư vấn thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
  • Tư vấn thủ tục, hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án;
  • Tư vấn các căn cứ cần có để giải quyết vụ án tranh chấp đất đai
  • Đại diện theo ủy quyền khách hàng tham gia giải quyết tranh chấp, liên hệ cơ quan có thẩm quyền;
  • Tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về việc xác định ai là chủ thể có quyền sử dụng đất. Để thực hiện khởi kiện giải quyết tranh chấp người việc thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ thì việc chuẩn bị đơn khởi kiện hợp pháp đảm bảo nội dung yêu cầu là vấn đề phải thực hiện trước tiên. Việc giải quyết tranh chấp đất xung khá phúc tạp nên khách hàng nếu cần tư vấn luật đất đai hoặc sử dụng dịch vụ luật sư đất đai hãy liên hệ hotline 1900636387 để được tư vấn chuyên sâu.

>> Bài viết về giải quyết tranh chấp đất có thể bạn quan tâm:

4.5 (11 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 110 bài viết

7 thoughts on “Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất năm 2024

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Thanh Huyền! Bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900.63.63.87 để được sự tư vấn chi tiết từ chúng tôi.
      Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Trân trọng!

    • Avatar
      Quoc anh says:

      Luật sư cho em hỏi e bố em mất mà k có di chúc giờ em muon lm đơn kiện thì phải làm như nào ạ
      Giờ bà em lại muốn tranh dành chỗ đất đo mong luật sư giải trinh giúp em

  1. Avatar
    Đinh Thị Khi says:

    Luật sư có thể tư vấn giúp
    Trước kia nhà của Ba tôi có 1 cái ao 2 bên dùng chung nhà bên cạnh mang dừa qua nhà Ba tôi trồng . lúa đó Ba tôi cũng kêu bà ta nhổ đi nhưng bà không nhổ .Ba tôi thấy nhà bà đơn chiếc nên để cho bà ăn từ trước tới giờ . Đến ngày 15/5 /2012 nhà Bà chia đất cho cháu Bà và Bà đòi ký giáp ranh ngay từ cây dừa mà bà đã trồng Ba tôi ko đồng ý với lý do :
    Nhà Ba của em được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2017 trong giấy chúng nhận có bảng vẽ rõ ràng và khớp với bảng đồ mới . Ba tôi lên báo ban địa chính xã địa chính xã họ cũng giải quyết theo cây dừa vì nhà bà chưa đổi sổ mới nên họ dựa vào bảng đồ cũ và diên tích sổ cũ nhỏ hơn diện tích trên bảng đồ mới .Nều như giải quyết theo hướng bảng đồ cũ thì nhà Ba tôi mất 1.2 met . Hiện nay xung quanh nhà Ba tôi đều dựa vào bảng đồ mới họ đều xây nhà hết rồi . Giờ họ giải quyết theo bảng đồ cũ thì nhà Ba tôi mất 1,2 mét .
    luật sư tư vấn giúp làm như thế nào để đòi lại công bằng
    Cảm ơn luật sư rất nhiều

  2. Avatar
    Đinh Thị Khi says:

    Luật sư có thể tư vấn giúp
    Trước kia nhà của Ba tôi có 1 cái ao 2 bên dùng chung nhà bên cạnh mang dừa qua nhà Ba tôi trồng . lúa đó Ba tôi cũng kêu bà ta nhổ đi nhưng bà không nhổ .Ba tôi thấy nhà bà đơn chiếc nên để cho bà ăn từ trước tới giờ . Đến ngày 15/5 /2020 nhà Bà chia đất cho cháu Bà và Bà đòi ký giáp ranh ngay từ cây dừa mà bà đã trồng Ba tôi ko đồng ý với lý do :
    Nhà Ba của em được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2017 trong giấy chúng nhận có bảng vẽ rõ ràng và khớp với bảng đồ mới . Ba tôi lên báo ban địa chính xã địa chính xã họ cũng giải quyết theo cây dừa vì nhà bà chưa đổi sổ mới nên họ dựa vào bảng đồ cũ và diên tích sổ cũ nhỏ hơn diện tích trên bảng đồ mới .Nều như giải quyết theo hướng bảng đồ cũ thì nhà Ba tôi mất 1.2 met . Hiện nay xung quanh nhà Ba tôi đều dựa vào bảng đồ mới họ đều xây nhà hết rồi . Giờ họ giải quyết theo bảng đồ cũ thì nhà Ba tôi mất 1,2 mét .
    luật sư tư vấn giúp làm như thế nào để đòi lại công bằng
    Cảm ơn luật sư rất nhiều

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Thj Khi! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Đối với các tranh chấp đất đai thì Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải với nhau. Nếu không tự hòa giải được thì các bên sẽ giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Đây là một thủ tục bắt buộc khi giải quyết tranh chấp đất đai. Khi các bên tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì căn cứ theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
      “1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”
      Bước đầu tiên gia đình bạn cần yêu cầu xã hòa giải và giữ lại biên bản hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành thì gia đình bạn tiến hành khởi kiện tại Tòa án cấp huyện nơi có đất. Để việc tư vấn được cụ thể hơn dựa trên những thông tin chính xác trên giấy tờ nhà đất của gia đình bạn, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp, mang theo toàn bộ tài liệu hồ sơ (bản photo) để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn hoặc vui lòng gửi toàn bộ tài liệu hồ sơ liên quan đến tranh chấp (bản photo) hoăc đến địa chỉ CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hoặc Scan toàn bộ tài liệu hồ sơ gửi qua mail: chuyentuvanluat.com hoặc zalo 0908.748.368 để được Luật sư Phan Mạnh Thăng tư vấn trực tiếp.
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *