BIỂU MẪU

Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ

Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ là giấy tờ rất quan trọng trong hồ sơ khởi kiện đề nghị thanh toán các khoản nợ. Thực tế hiện nay giao dịch cho vay tiền diễn ra khá phổ biến nhưng đến hạn thì người được cho vay không có tiền trả hoặc có tiền nhưng lại cố tình trốn tránh nghĩa vụ, không trả nợ thì người cho vay có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề.

Đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Đơn khởi kiện có đầy đủ nội dung theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Tòa án giải quyết khởi kiện đòi nợ

  • Khởi kiện đòi nợ là tranh chấp dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật tụng dân sự 2015 nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
  • Người khởi kiện có thể nộp đơn tại Tòa án nơi mình cư trú hoặc nơi diễn ra sự việc hoặc nơi ở của bị đơn, nơi bị đơn có tài sản….(Điều 39 và Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Tuy nhiên để tốt nhất, người khởi kiện nên chọn Tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc có tài sản để khởi kiện

Nội dung của đơn khởi kiện

Quan hệ cho vay tiền diễn ra khá phổ biến hiện nay
Quan hệ cho vay tiền diễn ra khá phổ biến hiện nay

Một đơn khởi kiện cần đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Hướng dẫn cụ thể viết đơn khởi kiện đòi nợ

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

>>> Xem thêm: Tài liệu chứng cứ khi nộp đơn khởi kiện dân sự

Bước 1: Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào.

Bước 2: Trình bày các thông tin về tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người khởi kiện; ghi rõ tên, nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan (nếu có).

Bước 3: Trình bày nội dung khởi kiện, lý do, mục đích, yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn để gì:

  • Trình bày cụ thể diễn biến vụ việc theo thời gian về việc vay mượn tài sản, nêu các tranh chấp phát sinh từ giao dịch trên
  • Yêu cầu giải quyết bên vay phải thanh toán các khoản nợ, “BỒI THƯỜNG” thiệt hại (cả gốc và lãi vay),…

Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ

  • Đơn khởi kiện theo biểu mẫu đã hướng dẫn;
  • Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân,… của người khởi kiện
  • Bản sao chụp hợp đồng vay nợ
  • Các tài liệu, chứng cứ khác

>>> Xem thêm: Thủ tục kiện đòi tài sản bị chiếm đoạt trái phép

Khi hồ sơ đã đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét và thụ lý đơn khởi kiện theo quy định pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về cách viết đơn khởi kiện đòi nợ. Trong trường hợp Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nội dung trên hoặc có yêu cầu trong soạn thảo đơn từ pháp lý, tư vấn giải quyết tranh chấp vay tài sản, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900.6363.87 để được hỗ trợ giải quyết hiệu quả nhất. Trân trọng!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (18 bình chọn)

Bài viết được Chuyên Tư Vấn Luật
Chuyên Tư Vấn Luật

Tác giả: Luật sư tư vấn

Lĩnh vực tư vấn: Tư vấn giải đáp tất cả các lĩnh vực pháp luật, Tố tụng giải quyết các tranh chấp, Cung cấp dịch vụ luật sư, dịch vụ pháp lý trên Toàn Quốc

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12

Tổng số bài viết: 120 bài viết