Luật Hôn Nhân Gia Đình

Ly Hôn Thuận Tình Nhưng Vắng Mặt một bên thì xử lý như thế nào?

Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt có thể tạo ra những khó khăn pháp lý và gây ra sự bất tiện cho bên còn lại. Khi một bên vắng mặt trong quá trình ly hôn, việc thông báo và thời gian thông báo trở thành một yếu tố quan trọng. Bên muốn ly hôn cần cố gắng thông báo cho bên kia về ý định ly hôn một cách rõ ràng và trong thời hạn quy định. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quy độc giả về nội dung này.

Quy định pháp luật về thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt

Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt có được giải quyết không?

Nếu như ly hôn thuận tình thì theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự vợ chồng có thể nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi người vợ hoặc chồng đang cư trú, làm việc để được giải quyết. Trong trường hợp nếu như vợ hoặc chồng không thể đến được thì có thể làm đơn xin Tòa án xét xử vắng mặt. Cụ thể theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì quy định Tòa án vẫn xử vắng mặt mếu như có đơn xin Tòa án xét xử vắng mặt. Cụ thể, trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa:

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

  • Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
  • Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
  • Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Theo Điều 52 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Như vậy, với quy định trên, thì việc hòa giải ở cơ sở là không bắt buộc, việc áp dụng thủ này theo sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng và điều này được nhà nước khuyến khích. Cơ sở ở đây được hiểu là thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, cụm dân cư khác như xã, phường, thị trấn.

Khi giải quyết thủ tục ly hôn, hòa giải là thủ tục bắt buộc tại tòa án. Điều này được quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân gia đình: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Như vậy, dù là ly hôn đơn phương hay ly hôn thuận tình thì tòa án vẫn tiến hành thủ tục hòa giải, nhằm mục đích hàn gắn lại quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, trong trường hợp thuận tình ly hôn vắng mặt thì không thể hòa giải được, bởi để hòa giải thì phải có hai bên, nếu một hoặc cả hai bên vắng mặt thì không thể hòa giải được.

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không?

Ly hôn thuận tình mất bao lâu?

Điều 55 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu thuận tình ly hôn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.
  • Tòa án thông báo cho người yêu cầu giải quyết thuận tình ly hôn về việc nộp lệ phí trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.
  • Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Trong thời gian này Tòa tiến hành hòa giải.
  • Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.

Tổng cộng, thời gian giải quyết việc thuận tình ly hôn sẽ khoảng gần 2 tháng – 3 tháng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp có thể sẽ bị kéo dài hơn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Căn cứ pháp lý: Điều 363, Điều 365, Điều 366 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Ly hôn thuận tình mất bao nhiêu thời gian?

Ly hôn thuận tình mất bao nhiêu thời gian?

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn

  • Tư vấn về quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn;
  • Tư vấn các căn cứ cho ly hôn;
  • Tư vấn các quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên;
  • Tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài, ly hôn với người nước ngoài;
  • Tư vấn các quy định về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn;
  • Tư vấn về cấp dưỡng con khi ly hôn;
  • Tư vấn nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản;
  • Tư vấn phân chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn;
  • Tư vấn thủ tục giải quyết ly hôn nhanh.

Ly hôn thuận tình là một quá trình phức tạp, và khi một bên vắng mặt, nó có thể trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, với sự tư vấn và hỗ trợ pháp lý, các vấn đề có thể được giải quyết một cách công bằng và hợp lý. Quan trọng nhất, trong tình huống như vậy, sự thảo luận và hiểu biết lẫn nhau là yếu tố quan trọng để đạt được sự thoả thuận và tiến tới một giải pháp tốt nhất cho cả hai bên. Nếu còn bất cứ khó khăn nào hay cần sử dụng dịch vụ tư vấn làm thủ tục ly hôn thuận tình trọn gói, Quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 1900.63.63.87 để được Luật sư hỗ trợ, tư vấn luật hôn nhân gia đình.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.7 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết