Luật Đất Đai

Lời khuyên pháp lý cho việt kiều có ý định sở hữu nhà đất tại Việt Nam

Hiện nay nhu cầu việt kiều xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất tại Việt Nam hiện nay là phổ biến, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề sở hữu nhà đất cho việt kiều, các rủi ro pháp lý nào khi xác lập giao dịch, hãy cùng Chuyên Tư Vấn Luật đưa ra lời khuyên pháp lý cho việt kiều khi có ý định sở hữu nhà đất tại Việt Nam.

Lời khuyên pháp lý cho Việt Kiều về sở hữu nhà đất tại Việt Nam

Lời khuyên pháp lý cho Việt Kiều về sở hữu nhà đất tại Việt Nam

Việt kiều có được sở hữu nhà đất tại Việt Nam?

Việt kiều không còn quốc tịch Việt Nam

  • Căn cứ vào Luật Quốc tịch 2008 được sửa đổi bổ sung 2014 (Luật Quốc tịch 2008) Việt kiều không còn quốc tịch Việt nam được xem là người nước ngoài. Việt kiều không phải là thuật ngữ pháp lý mà chỉ là nhân xưng chung.

Căn cứ vào khoản 3 Điều 7 và khoản 1 Điều 159, Điều 160 Luật Nhà ở 2014 Việt kiều không còn quốc tịch Việt Nam được sở hữu nhà ở khi thuộc một trong các đối tượng sau:

  • Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
  • Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật;
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Căn cứ Điều 5 Luật Đất Đai 2013 người nước ngoài ở trong nước hoặc ở nước ngoài đều không thuộc các đối tượng được quyền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất. Nói cách khác, Việt kiều không còn quốc tịch chắc chắn không có quyền sở hữu đất đai tại Việt Nam

>>> Xem thêm: Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với quyền sở hữu đất đai

Quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với quyền sở hữu đất đai

Việt kiều còn mang quốc tịch Việt Nam

Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch 2008 Việt Kiều còn mang quốc tịch Việt Nam được xác định là Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 7, Điều 8 Luật Nhà ở 2014 Việt Kiều còn mang quốc tịch Việt Nam thuộc đối tượng sở hữu nhà tại Việt Nam và Điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

  • Thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp kinh doanh BĐS; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở.

Căn cứ vào Điều 5, Điều 169 Luật đất đai 2013 Việt Kiều còn mang quốc tịch Việt Nam có quyền sử dụng đất, điều kiện được nhận quyền sử dụng đất như sau:

  • Thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở, theo quy định luật nhà ở;
  • Thông qua việc Nhà nước giao đất/ cho thuê đất;
  • Theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ,…

Nói cách khác, Việt kiều vẫn còn quốc tịch thì có các quyền và nghĩa vụ tương tự như người mang quốc tịch Việt Nam sinh sống tại lãnh thổ.

>>> Xem thêm: Tư vấn pháp luật đất đai về nhà ở

Trình tự, thủ tục sở hữu nhà đất của Việt kiều đủ điều kiện tại Việt Nam ?

Trường hợp thuộc đối tượng đủ điều kiện thì thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà, đất theo quy chung tại Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP

  • Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ nếu đủ điều kiện thì gửi thông tin địa chính đến Cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính;
  • Bước 3: Thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có);
  • Bước 4: Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính; cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận cho Việt kiều;
  • Bước 5: Tiến hành nộp Lệ phí địa chính.

Các rủi ro pháp lý khi đưa tiền nhờ người khác đứng tên nhà đất tại Việt Nam

  • Người được nhờ đứng trên có thể chiếm đoạt sẽ không chịu sang tên trả lại, phủ nhận giao dịch nhờ đứng tên và sẽ dễ xảy ra tranh chấp
  • Khi nhà đất bị thu hồi người được nhờ đứng tên sẽ là người được bồi thường
  • Người đứng tên trên sổ đỏ chết, rủi ro về vấn đề thừa kế.
  • Người đứng tên trên sổ đỏ ly hôn, ảnh hưởng đến vấn đề chia tài sản
  • Người đứng tên có thể thế chấp tài sản cho bên thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và khi không thực hiện đúng nghĩa vụ sẽ có thể tài sản nhà đất bị xử lý tài sản,…

>>> Xem thêm: Quy định Pháp luật về Hợp đồng mua bán nhà ở

Dịch vụ tư vấn pháp lý cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Dịch vụ tư vấn pháp lý cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

 

Trên đây là nội dung tư vấn về Lời khuyên pháp lý cho việt kiều có ý định sở hữu nhà đất tại Việt Nam. Quý bạn đọc cần hỗ trợ gửi yêu cầu tư vấn, đặt lịch gặp trực tiếp luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn!

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết