Luật Lao Động

Hướng dẫn quy trình xử lý kỷ luật sa thải nhân viên hợp pháp

Xử lý kỷ luật sa thải nhân viên là một quy trình quan trọng trong quản lý nhân sự của một tổ chức. Quy trình này thường khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng công ty và quốc gia. Nếu quyết định xử lý kỷ luật hoặc sa thải được đưa ra, công ty sẽ thông báo cho nhân viên về lý do và cơ sở pháp lý để làm rõ tình huống. Thông báo này thường được thực hiện bằng văn bản và gửi cho nhân viên. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cụ thể đến quý độc giả về nội dung này.

Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải

Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải là bao lâu?

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là thời hạn người sử dụng lao động được quyền xử lý kỷ luật người lao động, hết thời hạn này, không được quyền xử lý kỷ luật sa thải nhân viên.

Theo quy định hiện hành tại Điều 123 Bộ luật lao động 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm, nếu vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh thì khoản thời hạn này là 12 tháng.

Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động 2019 trong thời hiệu xử lý kỷ luật nhưng NSDLĐ không thể thực hiện kỷ luật được vì các lý do sau:

  • Một, người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng;người lao động nghỉ việc được sự đồng ý của NSDLĐ;
  • Hai, người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Ba, người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm; thì thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải nhân viên sẽ được gia hạn thêm tối đa 60 ngày kể từ ngày các sự kiện này chấm dứt.
  • Bốn, Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Quy trình xử lý kỷ luật

Theo hướng dẫn mới nhất về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc xử lý sa thải người lao động được thực hiện như sau:

Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm của người lao động

Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại thời điểm xảy ra: Người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi đã xảy ra: Người sử dụng lao động thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động

Việc tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động sẽ do người sử dụng lao động thực hiện:

Trước khi họp xử lý kỷ luật: Thông báo trước ít nhất 05 ngày về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý, hành vi vi phạm cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động:

Cuộc họp diễn ra khi có mặt đầy đủ các thành phần hoặc một trong các thành phần bắt buộc tham gia không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt.

Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự. Nếu có người không ký vào biên bản thì nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật

Trong thời hiệu được quy định, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động.

Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

Bước 4: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật

Quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Doanh nghiệp phải tuân theo trình tự luật định khi xử lý kỷ luật sa thải

Nguyên tắc sa thải người lao động

Người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật sa thải người lao động phải tuân theo nguyên tắc sau đây:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động.
  • Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên.
  • Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;

Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

(Căn cứ khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019).

Khi xử lý kỷ luật sa thải nhân viên doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Việc sa thải NLĐ phải tuân thủ các quy định về trường hợp được phép sa thải, thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải và trình tự, thủ tục sa thải, vi phạm một trong các điều kiện này thì việc sa thải NLĐ được xem là trái luật.

Hậu quả pháp lý của việc sa thải trái luật (điều 41 Bộ luật lao động 2019):

  • Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động (“Tiền bồi thường”);
  • Nếu NLĐ không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản Tiền bồi thường NSDLĐ còn phải trả trợ cấp thôi việc;
  • Nếu NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc thì NSDLĐ phải bồi thường thêm một khoản tiền cho NLĐ theo thỏa thuận giữa hai bên nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động; nếu không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản Tiền bồi thường, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Luật sư tư vấn xử lý kỷ luật lao động

  • Tư vấn nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động.
  • Tư vấn các trường hợp không xử lý kỷ luật lao động.
  • Tư vấn thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.
  • Tư vấn các hình thức xử lý kỷ luật lao động.
  • Tư vấn trường hợp nào người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Tư vấn trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động đúng quy định pháp luật.
  • Tư vấn các mức bồi thường, hỗ trợ người lao động trong trường hợp họ bị sa thải.

Nếu quyết định là sa thải, công ty sẽ tuân thủ quy định pháp luật và quy trình nội bộ để hoàn thành quá trình sa thải. Công ty sẽ thông báo cho nhân viên về việc kết thúc hợp đồng lao động và các thủ tục liên quan, như thanh toán lương còn lại, giấy tờ liên quan, và hướng dẫn về quyền lợi sau khi sa thải.

Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo hotline: 1900.63.63.87 để được tư vấn luật lao động chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết