Luật Lao Động

Cha Mẹ Bao Nhiêu Tuổi Được Giảm Trừ Gia Cảnh

Cha mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh? Khi cá nhân thực hiện các công việc làm phát sinh thu nhập và khi khoản thu nhập đó đạt đến một số tiền nhất định thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Nộp thuế là trách nhiệm của mỗi công dân để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật cho phép giảm trừ gia cảnh đối với những người phụ thuộc. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để có thể hiểu rõ hơn những quy định về vấn đề trên.

Cha mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh?

Cha mẹ bao nhiêu tuổi thì được giảm trừ gia cảnh?

>>> Xem thêm: Mẫu Đơn Xin Chuyển Công Tác Trong Ngành Công An

Giảm trừ gia cảnh khi tính thu nhập chịu thuế là gì?

Theo quy định Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.

Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:

  • Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh đối với cha mẹ

Căn cứ Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi, bổ sung 2012 và năm 2014 việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với cha mẹ thực hiện theo nguyên tắc mỗi người chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung cha, mẹ phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Cha mẹ được giảm trừ gia cảnh là: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế.

>>Xem thêm: Giao cấu với trẻ vị thành niên bị xử lý như thế nào?

Cha mẹ có lương hưu có được giảm trừ gia cảnh?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi, bổ sung 2012 và 2014; điểm d.3, đ.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân nộp thuế được giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ khi:

  • Cha, mẹ đã hết tuổi lao động nhưng không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân các tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng;
  • Cha, mẹ không có khả năng lao động.

Do đó, cha mẹ có lương hưu vẫn được giảm trừ gia cảnh khi tổng thu nhập bình quân các tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập từ 1.000.000 đồng trở xuống.

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh đối với bố mẹ

Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh đối với bố mẹ

Độ tuổi cha mẹ được giảm trừ gia cảnh

Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Vậy kể từ sau tháng đủ tuổi nghỉ hưu mà cha, mẹ không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân không quá 1.000.000 đồng/tháng thì được kê khai là người phụ thuộc, đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh đối với thu nhập chịu thuế của người nộp thuế.

Hồ sơ chứng minh cha mẹ đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh

Hồ sơ chứng minh cha mẹ đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh

Hồ sơ chứng minh cha mẹ đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh

Tại điểm g.3 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định hồ sơ chứng minh cha mẹ đủ điều kiện giảm trừ bao gồm:

  • Bản chụp Chứng minh nhân dân;
  • Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của cha mẹ con như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).

Khai giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ

Quy định về khai giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là cha, mẹ được thực hiện như sau:

  • Thứ nhất, người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công từ 09 triệu đồng/tháng trở xuống không phải khai người phụ thuộc.
  • Thứ hai, người nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trên 9 triệu đồng/tháng để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện khai thông tin theo hướng dẫn tại điểm h khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

>> Xem thêm: Cách viết đơn xin giảm trừ gia cảnh mẫu mới nhất

Trên đây là bài viết về độ tuổi của cha mẹ để được giảm trừ gia cảnh. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN VỀ LUẬT LAO ĐỘNG, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

4.6 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết

86 thoughts on “Cha Mẹ Bao Nhiêu Tuổi Được Giảm Trừ Gia Cảnh

  1. Avatar
    Thanh thanh huyền says:

    Chào Luật sư!
    Luật sư cho em hỏi năm nay bố em sinh năm 1960, mẹ em sinh năm 1960 thì có đủ tuổi để giảm trừ gia cảnh không?
    Xin cảm ơn!

    • Avatar
      Châu Dàng says:

      Chào bạn Thanh thanh huyền,

      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
      Bố mẹ bạn sinh năm 1960. Năm nay là năm 2019. Do đó, hiện nay bố mẹ bạn 59 tuổi.
      Theo quy định tại Điều 187 Bộ luật Lao động 2012, độ tuổi để xác định cha mẹ hết khả năng lao động là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
      Vậy, căn cứ theo quy định Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
      – Bố bạn hiện nay 59 tuổi: vẫn còn trong độ tuổi lao động nên không được xét giảm trừ gia cảnh, trừ trường hợp bố bạn không có khả năng lao động.
      – Mẹ bạn hiện nay 59 tuổi: đã hết tuổi lao động thì sẽ được xét giảm trừ gia cảnh nếu mẹ bạn không có thu nhập hoặc thu nhập bình quân không quá 1.000.000 đồng/tháng hoặc mẹ bạn hiện không có khả năng lao động.
      Nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline: 1900 63 63 87 để được tư vấn tốt hơn.

      Trân trọng.

      • Avatar
        Nguyễn Thảo Vy says:

        Chào luật sư!
        Luật sự cho e hỏi bố e sinh năm 1960, mẹ sinh năm 1964 thì có đủ tuổi để giảm trừ gia cảnh không ạ?
        Hiện tại bố mẹ e không lao động ạ, và bố e đã từng bị tai biến ạ

        • Avatar
          Phan Mạnh Thăng says:

          Chào bạn Trúc Mai! Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
          Điều kiện được giảm trừ gia cảnh
          d.2, d.3 và d.4 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc là vợ hoặc chồng; cha, mẹ và cá nhân khác gồm:
          – Vợ hoặc chồng của người nộp thuế.
          – Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế.
          – Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng gồm:
          + Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
          + Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
          + Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
          + Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
          Tuy nhiên, không phải ai thuộc đối tượng trên cũng là người phụ thuộc và được giảm trừ với mức 3.6 triệu đồng/tháng mà phải đáp ứng đủ điều kiện.
          Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
          – Điều kiện được giảm trừ gia cảnh:

          Điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
          Cha bạn đã ngoài độ tuổi lao động và đáp ứng được các điều kiện đã được nêu ở trên thì được hưởng miễn trừ gia cảnh.
          Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn cần được hỗ trợ thêm bất cứ thông tin pháp lý gì, hãy liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết hoặc liên hệ trực tiếp trụ sở tại tầng 1, 50/6 TRường Sơn, phường 2, Tân Bình hoặc văn phòng giao dịch tại Căn hộ Office Tel 3.34, Tầng 3, Lô OT – X2, tòa nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM.
          Xin cảm ơn./.

          • Avatar
            Phan Mạnh Thăng says:

            Chào bạn Văn San! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau: Cá nhân tự đăng ký với cơ quan thuế theo các bước sau: Chuẩn bị hồ sơ
            Theo điểm a khoản 10 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC, cá nhân cần chuẩn bị giấy tờ sau:
            – Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công Mẫu số 20-ĐK-TCT (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin).
            – Người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam:
            + Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (dưới 14 tuổi);
            + Người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.
            Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên thì bạn nộp cho cơ quan thuế.
            Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
            – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
            – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
            Hotline: 1900.63.63.87
            Trân trọng!

          • Avatar
            Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

            Câu hỏi của quý khách đã được phản hồi qua Zalo. Quý khách vui lòng kiểm tra Zalo quý khách đã cung cấp.
            Trân trọng./.

        • Avatar
          Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

          Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.

          • Avatar
            Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

            Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
            Trân trọng./.

      • Avatar
        Nguyễn Thị Thương says:

        Chào luật sư !
        Luật sư cho em hỏi về vấn đề giấy tờ kê khai của người phụ thuộc gồm những gì ạ ? Mẹ em sinh năm 1965 đã hết độ tuổi lao động và em muốn làm giảm trừ gia cảnh cho mẹ em ạ !

        • Avatar
          Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

          Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
          Trân trọng./.

      • Avatar
        Triệu Hiếu Khánh says:

        Chào bạn Bằng Văn Lượng!
        Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.
        Hiện nay chúng tôi chỉ tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến đất đai.
        Mong bạn thông cảm.

      • Avatar
        Triệu Hiếu Khánh says:

        xin chào bạn Bằng Văn Lượng, hiện tại chuyentuvanluat.com chỉ tư vấn đối với các vấn đề về đất đai, hợp đồng,…. và không có dịch vụ tư vấn về thuế.
        Xin chân thành cảm ơn bạn.

      • Avatar
        Danh Nguyễn says:

        Thưa luật sư.e xin hỏi là e muốn làm giảm trừ thuế thu nhập cá nhân cho bố mẹ vợ có dc không ạ. E đọc thấy bảo phải có chung sổ hộ khẩu để chứng minh là có quan hệ chăm sóc người trong 1 nhà nhưng e lại mới tách sổ hộ khẩu riêng ra rùi.vậy cho e xin hỏi giờ e muốn làm giảm trừ thuế thu nhập cá nhân người phụ thuộc là bố mẹ vợ mà sổ hộ khẩu đã tách riêng thì e phải làm những gì và cần những giấy tờ thủ tục gì ạ

        • Avatar
          Triệu Hiếu Khánh says:

          Xin chào bạn Danh Nguyễn, hiện tại chúng tôi chỉ cung cấp dịch vụ tu vấn về đất đai và doanh nghiệp. Xin cảm ơn ./.

    • Avatar
      Ly nguyen says:

      Dạ chào luật sư mẹ em sinh 29/09/1965 nếu như tính tháng thì mẹ em dk 55t nhưng tính năm thì chưa dk. Như vậy thì e có dk đử điều kiện giảm trừ gia cảnh ko ak

      • Avatar
        Triệu Hiếu Khánh says:

        Xin chào bạn Ly nguyen, hiện tại chúng tôi chỉ tư vấn các vấn đề về đất đai, doanh nghiệp, tố tụng.
        Xin cảm ơn.

      • Avatar
        Triệu Hiếu Khánh says:

        Chào bạn Quyết, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
        Tháng 1/2020 bố bạn vừa đủ 60 tuổi thì chưa được giảm trừ gia cảnh. Căn cứ theo Điều 187 BLLĐ và Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân thì sau tháng tròn 60 tuổi thì bố bạn mới đủ điều kiện giảm trừ gia cảnh.
        Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Mọi khó khăn vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87. Xin cảm ơn ./.

          • Avatar
            Phan Mạnh Thăng says:

            Chào bạn Văn Tiên! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
            Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc bao gồm những đối tượng sau: – Vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế và đáp ứng điều kiện dưới đây:
            Trường hợp 1: Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
            + Bị khuyết tật, không có khả năng lao động (là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
            + Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
            Trường hợp 2: Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
            Trường hợp 1: Cá nhân tự đăng ký với cơ quan thuế
            Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
            Theo điểm a khoản 10 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC, cá nhân cần chuẩn bị giấy tờ sau:
            – Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công Mẫu số 20-ĐK-TCT (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin).
            – Người phụ thuộc là người có quốc tịch Việt Nam:
            + Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (dưới 14 tuổi);
            + Người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài: Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.
            Bước 2: Nộp cho cơ quan thuế
            2. Cá nhân đăng ký người phụ thuộc thông qua tổ chức trả thu nhập (doanh nghiệp)
            Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và gửi cho doanh nghiệp
            Theo điểm b khoản 10 Điều 7 Thông tư 95/2016/TT-BTC, cá nhân chuẩn bị những giấy tờ sau:
            – Cá nhân gửi văn bản ủy quyền (Mẫu giấy ủy quyền).
            – Người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam:
            + Giấy tờ của người phụ thuộc (bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (dưới 14 tuổi);
            + Người phụ thuộc là người nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài:
            Bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực.
            Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý thuế
            – Tổ chức chi trả thu nhập tổng hợp hồ sơ đăng ký thuế của người phụ thuộc;
            – Gửi Tờ khai đăng ký thuế tổng hợp cho người phụ thuộc theo Mẫu số 20-ĐKT-TH-TCT (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin) qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc bằng giấy.
            Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
            – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
            – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
            Hotline: 1900.63.63.87
            Trân trọng!

        • Avatar
          Phan Mạnh Thăng says:

          Chào bạn Vũ Thị Hiền! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
          căn cứ Điểm c, d, đ, e; Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC về giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc quy định như sau:
          Một là, người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
          Hai là, khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
          Ba là,trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
          Riêng đối với người phụ thuộc khác như các cá nhân không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng (anh ruột, chị ruột, em ruột…) thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31/12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó…
          Với trường hợp các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại Điểm đ, Khoản 1, Điều này bao gồm: Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế; Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế; Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột; Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
          Trường hợp cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các Tiết d.2, d.3, d.4, Điểm d, Khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
          i. Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Bị khuyết tật, không có khả năng lao động; Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
          ii. Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
          Ngày 01/01/2020 bố bạn vừa đủ 60 tuổi thì chưa được giảm trừ gia cảnh. Căn cứ theo Điều 187 BLLĐ và Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân thì sau tháng tròn 60 tuổi thì bố bạn mới đủ điều kiện giảm trừ gia cảnh. Đăng kí giảm trừ từ tháng nào thì được giảm trừ từ tháng đó. Nhưng khi quyết toán thuế thì được giảm trừ cả năm hoặc khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
          Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn cần được hỗ trợ thêm bất cứ thông tin pháp lý gì, hãy liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết. Trân trọng!

      • Avatar
        Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn, đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
        Thứ nhất, theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
        Mức giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
        + Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
        + Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
        Thứ hai, theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng. Trong đó bao gồm con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
        Theo đó, con của bạn hiện tại 14 tuổi thì thuộc đối tượng giảm trừ gia cảnh theo quy định của điều này. Bạn có thể đăng ký giảm trừ gia cảnh cho con của bạn. Để được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc, bạn cần hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có) và thực hiện khai thông tin theo hướng dẫn tại điểm h khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC này.
        Trên đây là những giải đáp của chúng tôi liên quan đến nội dung mà bạn cần tư vấn. Trường hợp có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý, vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn

      • Avatar
        Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

        Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách có những nội dung cần cụ thể, chi tiết hơn về thông tin thì mới có thể tư vấn được. Quý khách vui lòng kết bạn qua số zalo: 0819700748 để trao đổi. Trân trọng./.

    • Avatar
      Lê Quý Hậu says:

      Ba em sn 1960 mà ba bị tai nạn giao thông trấn thương sọ não đã mổ 1 phần sọ được nhà nước trợ cấp cho 1 tháng chưa tới 1 triệu vì lí do không có khả năng lao động và sức khỏe yếu ảnh hưởng thần kinh thất thường . Mẹ sn 1965 ở nhà chăm ba không có đi làm để kiếm được thu nhập . Vậy cho e hỏi e có được giảm trừ gia cảnh phụ thuộc cho ba mẹ không ạ . Nếu được thì hồ sơ e đăng kí như thế nào ạ . E xin cảm ơn

      • Avatar
        Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

        Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
        Trân trọng./.

  2. Avatar
    Thàm dũng says:

    Chào luật sư
    Bố minh sn 1960 đã mất ,mẹ sn1982 không đi lam và không có thu nhập , em gai 2005 hien dang đi học , vậy mình có làm giấy giảm trừ gia canh được không , tu tục gồm những gì
    Xin cám ơn

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Thàm Dũng,
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi, bổ sung năm 2012 như sau: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
      a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
      b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
      Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.” Tại khoản 3 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định” Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
      a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
      b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng”. Ngoài ra tại khoản 3 Điều 12 của Văn bản hợp nhất Số: 14/VBHN-BTC ngày 26/5/2015 của Bộ tài chính thì việc xác định người phụ thuộc được quy định như sau: Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
      a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;
      b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;
      c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;
      d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:
      – Vợ hoặc chồng của người nộp thuế;
      – Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;
      – Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
      Như vậy, dựa vào các cơ sở pháp lý ở trên, có đủ căn cứ để khẳng định bạn có đủ điều kiện để làm sơ sơ xin giảm trừ gia cảnh nếu bạn thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của thuế Thu nhập cá nhân hiện hành.
      Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi, nếu bạn có thắc mắc hoặc cần giải đáp thêm mời bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn kịp thời.
      Thân mến chào bạn!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Ngô Hoàng Ngọc Dung,
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi và gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
      Hiện nay, theo quy định của pháp luật, việc tính thuế thu nhập cá nhân sẽ được thực hiện theo 3 bước:
      Bước 1: Tính thu nhập chịu thuế
      Thu nhập chịu thuế = tổng thu nhập – các khoản miễn trừ.
      Bước 2: Tính thu nhập tính thuế
      Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ
      Bước 3: Tính số thuế phải nộp
      Số thuế phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất.
      Do chúng tôi không nắm được bạn có những khoản miễn trừ thuế nào, có thuộc các trường hợp được giảm trừ gia cảnh hay không cho nên chúng tôi không thể tính được cụ thể số thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp là bao nhiêu. Xin mời bạn để lại thông tin chi tiết về các khoản miễn trừ, giảm trừ gia cảnh (nếu có), chúng tôi sẽ liên hệ để tư vấn cho bạn, hoặc bạn vui lòng liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết.
      Thân mến chào bạn!

  3. Avatar
    Dương Vân says:

    Chào luật sư!
    Cho e hỏi, hiện tại e đã kết hôn nhưng chưa chuyển khẩu về gia đình chồng, vậy e muốn giảm trừ thuế với người phụ thuộc là mẹ chồng em, vậy em cần hồ sơ gồm những giấy tờ gì ạ?
    Em cảm ơn!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Dương Vân. Cảm ơn bạn đa gửi câu hỏi về cho chuyentuvanluat.com.
      Đối với trường hợp của bạn, bạn phải thực hiện chuyển hộ khẩu về gia đình chồng thì mới có thể thực hiện giảm trừ thuế đối với người phụ thuộc. Theo điểm g.3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Hồ sơ giảm trừ thuế đối với cha mẹ (đã đủ điều kiện giảm trừ) bao gồm:
      Bản chụp Chứng minh nhân dân;
      Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của cha mẹ con như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
      Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm, xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết.

      • Avatar
        Trọng Thanh says:

        Luật sư cho em hỏi:
        Hồ sơ giảm trừ thuế đối với cha mẹ (đã đủ điều kiện giảm trừ) bao gồm:
        CMT và sổ hổ khẩu (trường hợp chung sổ hộ khẩu)
        vậy, thứ nhất: sao có thể chứng mình người đó có thu nhập dưới 1000000/1tháng; thứ 2: thu nhập 1000000/1thang là do người đó đi lao động làm ra hay là có chế độ lương hưu (trợ cấp). Nếu là do đi lao động làm ra lấy cơ sở nào để xác định thu nhập của người đó.

        • Avatar
          Triệu Hiếu Khánh says:

          Chào bạn Trọng Thanh,
          Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
          Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
          1. Căn cứ theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân, thì thu nhập chịu thuế gồm:
          Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
          1.2 Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
          a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
          b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
          Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.
          2.3 Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
          a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
          b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.
          3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
          a) Tiền lãi cho vay;
          b) Lợi tức cổ phần;
          c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ.
          4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
          a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
          b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
          c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
          5.4 Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
          a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
          b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
          c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
          d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.
          6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm:
          a) Trúng thưởng xổ số;
          b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại;
          c) Trúng thưởng trong các hình thức cá cược;
          d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác.
          7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm:
          a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ;
          b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ.
          8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
          9. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
          10. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.
          Các thu nhập được miễn thuế được quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân: Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả; tiền lương hưu do quỹ hưu trí tự nguyện chi trả hàng tháng.
          2. Luật thuế thu nhập cá nhân quy định rằng:
          1. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật này mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
          2. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được thu nhập.
          Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.

  4. Avatar
    Dung says:

    Chào luật sư,
    Cho em hỏi: Trường hợp giám đốc ngoài độ tuổi lao động, vừa tham gia trực tiếp điều hành HĐKD của cty, vừa là Hội đồng thành viên..thì có được giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc khi tính thuế TNCN không?
    Xin cám ơn!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Dung, cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi về chuyentuvanluat.com

      Đối tượng phải nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam (Theo Điều 2 Luật Thuế Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi, bổ sung 2012). Cụ thể:
      – Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
      + Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
      + Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
      – Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định trên.

      Theo Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2012 quy định: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
      a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
      b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
      Trong đó, người phụ thuộc bao gồm:
      a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
      b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

      Cá nhân được tính là người phụ thuộc phải đáp ứng các điều kiện sau:
      – Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
      + Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
      + Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
      – Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
      – Người khuyết tật, không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).

      Như vậy, theo quy định của luật, bản thân của người nộp thuế sẽ được giảm trừ gia cảnh mà không phụ thuộc vào độ tuổi. Bên cạnh đó, muốn giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì người phụ thuộc phải đáp ứng được các điều kiện luật định (như đã đề cập ở trên). Vì vậy, người giám đốc sẽ được giảm trừ gia cảnh cho bản thân (9 triệu/tháng), còn đối với giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thì phải xem xét người đó có đáp ứng các điều kiện của người phụ thuộc hay không. Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn tốt nhất.

  5. Avatar
    Lan says:

    Chào luật sư,
    Cho phép em xin hỏi, nếu bố chồng em ngoài độ tuổi lao động, không có thu nhập, mẹ chồng em hiện hưởng lương hưu theo chính xách bảo hiểm xã hội (4 triệu/tháng) thì em có được khai giảm trừ thuế TNCN theo người phụ thuộc là bố chông em không ạ? Cám ơn luật sư.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Lan, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân và điểm d.3, đ.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân nộp thuế được giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ khi:
      Cha, mẹ đã hết tuổi lao động nhưng không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân các tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng;
      Cha, mẹ không có khả năng lao động.
      Do đó, bố chồng bạn ngoài độ tuổi lao động, không có thu nhập thì được giảm trừ thuế đối với người phụ thuộc
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm, xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết

  6. Avatar
    Nguyễn Văn Hoàng says:

    Chào luật sư,

    cho em xin hỏi, bố em có lương hưu còn mẹ em không có lương (mẹ em đã ngoài 70 tuổi), hai ông bà ở với nhau em ở riêng vậy em có thể khai giảm trừ thuế TNCN theo người phụ thuộc là mẹ em không ạ?

    em xin cảm ơn luật sư

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Văn Hoàng, cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân và điểm d.3, đ.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân nộp thuế được giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ khi:
      Cha, mẹ đã hết tuổi lao động nhưng không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân các tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng;
      Cha, mẹ không có khả năng lao động.
      Do đó, mẹ của bạn đã hết độ tuổi lao động và không có lương hưu thì bạn có thể khai giảm trừ thuế TNCN cho người phụ thuộc là mẹ bạn. Cần lưu ý là mỗi người phụ thuộc chỉ được giảm trừ gia cảnh một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp cần được tư vấn thêm xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

  7. Avatar
    Nguyễn Thị Ngoan says:

    chào luật sư ,cho e hỏi chút ạ
    làm giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc rất là khó khăn ,công ty đòi hỏi rất nhiều giấy tờ liên quan
    e có thể đi đến cơ quan thu thuế làm được không ạ mà không phai qua công ty

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn Thị Ngoan, cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo điểm a khoản 10 ĐIều 6 Thông tư 95/2016/TT-BTC, Cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế cho người phụ thuộc trực tiếp tại cơ quan thuế. Hồ sơ bao gồm:
      – Tờ khai đăng ký người phụ thuộc của cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này (trên tờ khai đánh dấu vào ô “Đăng ký thuế” và ghi đầy đủ các thông tin).
      – Bản sao không yêu cầu chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực (đối với người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên) hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch Việt Nam dưới 14 tuổi); bản sao không yêu cầu chứng thực Hộ chiếu hoặc Giấy khai sinh còn hiệu lực (đối với cá nhân là người phụ thuộc có quốc tịch nước ngoài và người Việt Nam sống ở nước ngoài).
      Vì vậy, bạn có thể đến cơ quan thuế thực hiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc mà không phải thông qua công ty.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc và cần được tư vấn, xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn kịp thời.

  8. Avatar
    Trang says:

    Bố e sinh năm 1960 . Nghỉ hưu non đc hưởng lương của nhà nước . Hiện mất khả năng lao động , bị suy tim và vừa mổ . Trong trường hợp này e là con gái ruột có đc miễn giảm thuế thu nhập cá nhân k ạ

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Trang, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com

      Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2014, thu nhập từ tiền lương là thu nhập chịu thuế. Cho nên bạn sẽ không được miễn thuế đối với thu nhập từ tiền lương. Thay vào đó, bạn sẽ được tính giảm trừ gia cảnh dựa trên tiền lương của bạn. (nếu bạn có các khoản thu nhập khác ngoài tiền lương, xin hãy tham khảo Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân để xem xét thu nhập đó có được miễn thuế hay không)

      Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú.
      Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
      Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
      Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.

      Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân và điểm d.3, đ.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân nộp thuế được giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ khi:
      Cha, mẹ đã hết tuổi lao động nhưng không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân các tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng;
      Cha, mẹ không có khả năng lao động.

      Dựa trên thông tin bạn cung cấp, ba của bạn hiện đang mất khả năng lao động, nên bạn sẽ được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là ba của bạn.

      Trên đây là thông tin tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc thì xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn tốt hơn.

  9. Avatar
    Hồng says:

    Thưa luật sư, cho e hỏi chút ạ. Bố mẹ em vẫn đang trong độ tuổi lao động, nếu e khai người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh là bà nội thì có được giảm trừ khi nộp thuế TNCN không ạ?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Hồng, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo điểm c.2.4 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
      Như vậy có thể hiểu, nếu bố hoặc mẹ của bạn đã đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là bà nội của bạn trong năm tính thuế thì bạn sẽ không được khai giảm trừ gia cảnh là bà nội của bạn. Ngược lại, Trong trường hợp bố và mẹ của bạn chưa đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc trong năm tính thuế thì cả 3 người tự thỏa thuận với nhau để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế – là bạn.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi, trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ kịp thời

  10. Avatar
    Thu says:

    Thưa luật sư, xin cho e hỏi một chút ạ. Bố em sinh năm 1959 đã mất, mẹ sinh năm 1960, bà nội năm nay hơn 80 tuổi rồi, đều đã hết khả năng lao động. Vậy e có được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân k ạ? Nếu phaie đống thì sẽ đóng bn ạ? Và luật sư có thể cho e xin mẫu đơn miễn giảm thuế được k ạ?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Thu,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
      Theo quy định tại điểm b khoản 3 Luật thuế thu nhập cá nhân, cha mẹ hết độ tuổi lao động thì được giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế. Mức đóng thuế của bạn phụ thuộc vào thu nhập của bạn, do chúng tôi không biết thu nhập của bạn là bao nhiêu nên chúng tôi không thể nói chi tiết số thuế bạn nộp được.
      Trên đây là tư vấn của tôi đối với vấn đề của bạn, hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

  11. Avatar
    Khách says:

    Thưa luật sư cho e hỏi bố ck e sn 1964, bị cụt 1 ngón tay chỏ. Không có thu nhập và ở nhà trông cháu. Trường hợp tay bị như bố ck e có đủ dk để làm giảm trừ gia cảnh theo trường hợp người khuyết tật không? Nếu được thì cần những giấy tờ gì? em xin cảm ơn

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn,
      Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      1. Căn cứ Khoản 1 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP “khuyết tật vận động tình trạng hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.” trong khi đó bố bạn chỉ mất ngón chỏ còn những ngón khác vẫn hoạt động bình thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hay những mất đi những chức năng trên nên bố bạn không thuộc loại khuyết tật này được coi là vẫn có khả năng lao động.
      Đồng thời căn cứ Điều 4 nghị định 28/2012/NĐ-CP để một chủ thể được xác định là người khuyết tật khi cần phải có kết luận của hội đồng giám định y khoa.Chính vị vậy mà việc bố bạn có được xác định là người khuyết tật hay không còn phụ thuộc vào kêt luận của hội đồng giám định y khoa.
      2. giảm trừ gia cảnh đối với cha mẹ:
      Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân và điểm d.3, đ.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân nộp thuế được giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ khi:
      – Cha, mẹ đã hết tuổi lao động nhưng không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân các tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng;
      – Cha, mẹ không có khả năng lao động
      Điều 187 Bộ luật Lao động 2012, độ tuổi để xác định cha mẹ hết khả năng lao động là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi mà ba bạn sinh năm 1964 đến nay là 55 tuổi do đó vẫn nằm trong độ tuổi lao động.
      Từ các căn cứ trên, ba bạn không đủ điều kiện để làm giảm trừ gia cảnh.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại 1900 63 63 87 để được tư vấn.
      Trân trọng cảm ơn.

  12. Avatar
    vân says:

    bạn nhân viên công ty e vào làm tháng/2018 và mức lương dưới 9tr, sang tháng 10/2019 mức lương tăng lên là 13tr, Bây giờ đăng ký người phụ thuộc là mẹ (sn 05/6/19640) thì ngày bắt đầu tính giảm trừ là tháng nào ạ.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Vân
      Vấn đề này, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Căc cứ Điểm c, d, đ, e; Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân:
      “… c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
      c.2.1) Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
      c.2.2) Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
      c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó…
      d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại Điểm đ, Khoản 1, Điều này bao gồm:
      d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
      d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
      d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
      d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
      đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các Tiết d.2, d.3, d.4, Điểm d, Khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
      đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
      đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
      đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
      đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
      e) Người khuyết tật, không có khả năng lao động theo hướng dẫn tại Tiết đ.1.1, Điểm đ, Khoản 1, Điều này là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…)…”.
      Như vậy, thời gian được tính giảm trừ gia cảnh được tính từ thời điểm đăng ký giảm trừ gia cảnh.
      Trân trọng.

  13. Avatar
    Nhung says:

    Thưa luật sư, bố mẹ trong độ tuổi lao động nhưng không có bất kỳ khoản thu nhập nào thì có dky là người phụ thuộc được không ạ? Và nếu đăng ký được thì hồ sơ cần những gì ạ?
    Em cảm ơn!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Xin chào bạn Nhung, đối với vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Căn cứ tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi, bổ dung 2012 quy định về đối tượng giảm trừ gia cảnh:
      “a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
      b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.”
      theo đó để đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với bố, mẹ bạn thì họ phải thuộc hai trường hợp là hết độ tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động.
      vì bố mẹ bạn không thuộc 2 trường hợp trên thù bạn không thể đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với họ.
      Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.
      Trân trọng cảm ơn.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Xin chào bạn, đối với vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Căn cứ tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi, bổ dung 2012 quy định về đối tượng giảm trừ gia cảnh:
      “a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
      b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.”
      theo đó để đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với bố, mẹ bạn thì họ phải thuộc hai trường hợp là hết độ tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động.
      vì bố mẹ bạn không thuộc 2 trường hợp trên thù bạn không thể đăng ký giảm trừ gia cảnh đối với họ.
      Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.
      Trân trọng cảm ơn.

      • Avatar
        thủy says:

        thưa chuyên gia tôi đọc bình luận của chuyên gia bảo không được giảm trừ gia cảnh là sao nhỉ.theo tôi thấy là vẫn được giảm trừ gia cảnh vì thu nhập của họ trong độ tuổi lao động dưới 1 triệu đồng. ”đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
        đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
        đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
        ”đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.””

  14. Avatar
    Tuấn says:

    Chào luật sư, bố em sinh năm 1950 là bộ đội nghỉ theo dạng mất sức 61% và hàng tháng có trợ cấp (khoảng 2tr). Như vậy có đăng ký giảm trừ gia cảnh đc ko ạ. Em cám ơn

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Tuấn
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi.
      Rất tiếc hiện tại công ty chỉ hỗ trợ những câu hỏi liên quan đến đất đai.
      Mong bạn thông cảm.
      Trân trọng.

  15. Avatar
    Tâm says:

    Chào luật sư,

    Mẹ em sinh năm 1968 là nông dân, không có thu nhập và đang mắc bệnh tiểu đường. Như vậy có đăng ký giảm trừ gia cảnh được không ạ. Nếu được thì hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì ạ.

    Em cảm ơn Luật sư.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      xin chào bạn Tâm, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân và điểm d.3, đ.2 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân nộp thuế được giảm trừ gia cảnh đối với cha, mẹ khi:
      cha, mẹ đã hết tuổi lao động nhưng không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân các tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng;
      Cha, mẹ không có khả năng lao động.
      mà mẹ bạn sinh năm 1968 đến năm 2019 được 51 tuổi vẫn trong độ tuổi lao động
      Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Nghị quyết 03), có quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp “mất khả năng lao động” theo đó người mất khả năng lao động phải là người
      – Họ phải rơi vào các trường hợp bị: “liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên”
      – Và cần có người thường xuyên chăm sóc.
      theo đó mẹ nếu không chứng minh được mình thuộc trong 2 trường hợp trên thì vẫn được coi là có khả năng lao động và bạn không được giảm trừ gia cảnh.
      và nếu chứng minh được bạn có thể nộp hồ sơ xin giảm trừ gia cảnh với các văn bản, tài liệu sau:
      Tại điểm g.3 khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định hồ sơ chứng minh cha mẹ đủ điều kiện giảm trừ bao gồm:
      -Bản chụp Chứng minh nhân dân;
      – Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của cha mẹ con như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
      – Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
      Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ.
      Xin cảm ơn.

    • Avatar
      hương says:

      chào luật sư,e thu nhập lương cơ bản 15tr 1 tháng,e xin giảm trừ gia cảnh cho cả bố và mẹ ,vậy cho em hỏi 1 tháng bố mẹ e được bao nhiêu ah,

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Hương! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau: Theo điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân như sau:
        b) Mức giảm trừ gia cảnh
        b.1) Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
        b.2) Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
        Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc bao gồm những đối tượng sau:
        – Con gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng.
        – Vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế và đáp ứng điều kiện dưới đây:
        Trường hợp 1: Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
        + Bị khuyết tật, không có khả năng lao động (là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).
        + Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
        Trường hợp 2: Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
        – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
        – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
        Hotline: 1900.63.63.87
        Trân trọng!

  16. Avatar
    Nguyễn thị vân says:

    Cho mình hỏi ;khi bị ng khác lấy số cmt của mẹ mình để làm trừ thuế gia cảnh ( trùng tên – trùng số cmt -) nghĩa là bị ng khác lợi dụng để làm giảm thuế – Vây mình cần những giấy tờ gì để chứng minh mình mới là ng dc làm trừ thuế gia cảnh cho Cụ ( con đẻ )và nộp về đâu để giải quyết – xin chân thành cám ơn

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nguyễn thị vân, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau.
      Việc bị người khác lấy số chứng minh nhân dân để làm giảm trừ gia cảnh, bạn cần biết được cơ quan đăng ký thế của người đó và làm đơn khiếu nại đến cơ quan đó để được giải quyết. đơn khiếu nại bạn gửi đính kèm chứng minh nhân dân, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người nộp thuế và người phụ thuộc , giấy xác nhận thu nhập dưới 1 triệu/tháng tại UBND xã (phường) trong trường hợp cụ trong độ tuổi lao động. Nếu ngoài độ tuổi lao động thì không bắt buộc phải có xác nhận.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./

  17. Avatar
    dung says:

    Luật sư cho em hỏi:
    mẹ em sinh nam 1968 (52 tuổi) hiện bà làm ruộng
    bà bị tai biến mạch máu não mất khả năng lao động
    vậy bà có thuộc đối tượng được tính là người phụ thuộc ko? e
    em cần phải đưa bà đi giám định mất sức lao động hay giấy tờ gì không để được đăng ký người phụ thuộc o công ty em không ạ?

  18. Avatar
    Cường says:

    Chào luật sư,
    Mẹ tôi sinh năm 1959 (60 tuổi).
    Tôi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho mẹ từ tháng 10 năm 2019 (vì trước đó lương chưa đủ 9 triệu nên không đăng ký).
    Như vậy, cuối năm 2019, khi quyết toán thuế tncn, tôi được giảm trừ gia cảnh cho mẹ từ tháng 01 năm 2019 chứ không phải từ tháng 10 năm 2019 đúng không?

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Cường! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau: theo quy đinh tại Luật Thuế thu nhập cá nhân và các nghị định hướng dẫn thì khi thực hiện quyết toán thuế cuối năm sẽ được miễn trừ gia cảnh cho cả năm. Do đó, trong trường hợp của bạn, giảm trừ gia cảnh sẽ được giảm từ tháng 1 năm 2019 chứ không phải giảm từ tháng 10 năm 2019.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn còn bất cứ thắc mắc hoặc hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết. Trân trọng!

  19. Avatar
    Cường says:

    Chào luật sư!

    Tôi tham gia công tác tại công ty A từ tháng 1 đến 15/08/2019 (đã được cấp biên lai thuế).
    Sau đó tôi chuyển về quê công tác ở công ty B từ 1/10/2019 đến nay.

    Vậy, khi quyết toán thuế tncn năm 2019, số tháng phát sinh tiền lương, tiền công là 11 tháng tức giảm trừ cá nhân là 99 triệu cho năm 2019 đúng không ạ?
    Trân trọng!

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Cường, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau: theo quy đinh tại Luật Thuế thu nhập cá nhân và các nghị định hướng dẫn thì khi quyết toán thuế tncn năm 2019 thì giảm trừ gia cảnh cá nhân là 99tr cho năm 2019 ạ. Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn còn bất cứ thắc mắc hoặc hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết. Trân trọng!

  20. Avatar
    Huy says:

    Chào luật sư!

    Từ tháng 10/2019 tôi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho mẹ (mẹ tôi sinh ngày 12/07/1964)
    khi quyết toán thuế tncn năm 2019, giảm trừ gia cảnh cho mẹ từ tháng mấy ạ?
    tổng thu nhập chịu thuế của tôi tính như thế nào ạ?

    Xin cảm ơn

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Huy, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Theo quy đinh tại Luật Thuế thu nhập cá nhân và các nghị định hướng dẫn thì khi thực hiện quyết toán thuế cuối năm sẽ được miễn trừ gia cảnh cho cả năm. Do đó, trong trường hợp của bạn, giảm trừ gia cảnh sẽ được giảm từ tháng 1 năm 2019 chứ không phải giảm từ tháng 10 năm 2019.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn còn bất cứ thắc mắc hoặc hỗ trợ về pháp lý, hãy liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn tốt hơn. Trân trọng!

  21. Avatar
    Nguyễn hoàng duy says:

    Chào luật sư, trên sổ hộ khẩu, cmnd bố em sinh 1960 (không có ghi ngày-tháng. Vậy tính tới 01/03/2020 thì đã đủ tuổi để em làm giảm trừ thuế tncn chưa ạ. Nếu chưa thì đến thời gian nào là đủ.
    Em cảm ơn

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Hoàng Duy! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, đối với vấn đề của bạn, Chuyetuvannluat.com xin được tư vấn như sau:
      Theo như trên sổ hộ khẩu, cmnd thì bố bạn sinh năm 1960 (không có ngày tháng sinh) nên đến tháng 01/2020, bố bạn đã được 60 tuổi (ngoài độ tuổi lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 hiện hành). Nên theo quy định về điều kiện hưởng miễn trừ gia cảnh tại d.2, d.3 và d.4 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 01 triệu đồng. Bên cạnh đó c.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Trường hợp bạn cần được hỗ trợ thêm bất cứ thông tin pháp lý gì, hãy liên hệ hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết hoặc liên hệ trực tiếp trụ sở tại tầng 1, 50/6 TRường Sơn, phường 2, Tân Bình hoặc văn phòng giao dịch tại Căn hộ Office Tel 3.34, Tầng 3, Lô OT – X2, tòa nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM.
      Xin cảm ơn./.

    • Avatar
      Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
      Trân trọng./.

  22. Avatar
    Cẩn says:

    Luật sư cho em hỏi ba mẹ em làm nông, không có thu nhập, mẹ sinh năm 1970, ba sinh năm 1971 thì năm 2022 này đã đủ điều kiện để em làm giảm trừ gia cảnh cho ba mẹ chưa ạ.

    • Avatar
      Thạc Sĩ Luật Sư Võ Mộng Thu says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
      Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *