Luật Lao Động

Trình tự, thủ tục, điều kiện tổ chức hội nghị người lao động

Trình tự, thủ tục, điều kiện tổ chức hội nghị người lao động là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quá trình hoạt động của một công ty, tổ chức kinh doanh. Hội nghị này nhằm giúp cho người lao động có thể được tham gia ý kiến, được quyết định về một số vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của họ. Bài viết sau đây sẽ nói chi tiết hơn về vấn đề trên.

Hội nghị người lao độngHội nghị người lao động

Hội nghị người lao động được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều  47 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, nghị quyết Hội nghị người lao động là một trong các nội dung mà người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải công khai. Cụ thể:

  • Hội nghị người lao động do người sử dụng lao động và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức thực hiện. Hội nghị người lao động được tổ chức ít nhất một năm một lần.
  • Hội nghị người lao động được tổ chức theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
  • Nội dung hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Bộ luật lao động.
  • Hình thức tổ chức hội nghị, nội dung, thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, quy trình, trách nhiệm tổ chức thực hiện và hình thức phổ biến kết quả hội nghị người lao động thực hiện theo Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

Điều kiện, nguyên tắc tổ chức hội nghị người lao động

Trường hợp tổ chức hội nghị người lao động

Căn cứ Điều 64 BLLĐ 2019, các Điều 42 đến 45 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hội nghị người lao động là một trong các quy chế dân chủ cơ sở bắt buộc phải thực hiện

Trường hợp người sử dụng lao động dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở (theo khoản 4, Điều 114)

Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

Về nguyên tắc tổ chức

Căn cứ Hướng dẫn 1360/HD-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

  • Hội nghị người lao động được tổ chức vào quý I hằng năm. Trường hợp cần thiết người sử dụng lao động hoặc Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở (CĐCS) đề xuất tổ chức Hội nghị người lao động bất thường.
  • Hình thức tổ chức: quy định tại Điều 4.1, Phần I, Hướng dẫn 1360/HD-TLĐ
  • Đại biểu tham dự: cần đảm bảo ít nhất 2/3 người lao động của doanh nghiệp tham dự (đối với trường hợp tổ chức hội nghị toàn thể, quy định tại Điều 4.2, Phần I, Hướng dẫn). Trường hợp cụ thể được hướng dẫn tại Điều 38, Nghị định 145/2020/NĐ-CP 

Trình tự tổ chức hội nghị người lao động

Hội nghị người lao động cấp doanh nghiệp

Sau phần Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, Hội nghị người lao động cấp công ty sẽ được tổ chức theo nội dung, trình tự sau:

Hội nghị người lao động cấp công ty
Hội nghị người lao động cấp công ty
  • Bước 1: Bầu Đoàn Chủ tịch và thư ký Hội nghị

Đoàn Chủ tịch Hội nghị bao gồm: Người sử dụng lao động, Chủ tịch Công đoàn công ty; thành viên khác (do Hội nghị quyết định bằng hình thức biểu quyết), Đoàn Chủ tịch có trách nhiệm chủ trì Hội nghị.

Đoàn Chủ tịch dự kiến thư ký và lấy biểu quyết Hội nghị. Thư ký Hội nghị có trách nhiệm ghi biên bản, dự thảo nghị quyết của Hội nghị.

  • Bước 2: Báo cáo tư cách đại biểu tham dự Hội nghị, báo cáo của Người sử dụng lao động, của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở (Ban chấp hành công đoàn) và báo cáo của Ban thanh tra nhân dân về kết quả hoạt động dự kiến chương trình hoạt động (nếu có).
  • Bước 3: Bầu bổ sung hoặc theo nhiệm kỳ Ban TTND (đối với doanh nghiệp Nhà nước).
  • Bước 4: Trình bày dự thảo các nội quy, quy chế, TƯLĐTT của công ty (nếu có).
  • Bước 5: Đại biểu thảo luận cũng như trả lời các chất vấn, kiến nghị của đại biểu
  • Bước 6: Thông qua các nội quy, quy chế, TƯLĐTT của công ty. Ký kết TƯLĐTT mới hoặc ký sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT (nếu có và đủ điều kiện).
  • Bước 7:  Bầu thành viên đại diện tập thể người lao động tham gia đối thoại định kỳ.
  • Bước 8: Khen thưởng, phát động thi đua, ký kết giao ước thi đua.
  • Bước 9: Biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị NLĐ.

Hội nghị người lao động cấp phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất

Bước 1: Trưởng phòng, ban, quản lý phân xưởng, đội, tổ trưởng sản xuất sẽ báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của năm trước và các chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao trong năm kế hoạch của công ty.
Bước 2: Chủ tịch Công đoàn bộ phận hoặc Tổ trưởng Công đoàn sẽ báo cáo kết quả việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trong phạm vi phòng ban, phân xưởng, tổ, đội như:

  • Tình hình thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT), nội quy, quy chế của doanh nghiệp và các kiến nghị của người lao động;
  • Trình bày dự thảo mới hoặc sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT, nội quy, quy chế của công ty (nếu có).

Bước 3: Người lao động thảo luận về các giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh; đề xuất những sáng kiến, kiến nghị cải thiện điều kiện làm việc; nêu những kiến nghị với người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn công ty; thảo luận nội dung dự thảo mới hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung TƯLĐTT, các nội quy, quy chế công ty (nếu có).

Bước 4: Bầu đại biểu dự Hội nghị người lao động công ty theo số lượng được phân bổ (nếu có).

Trên đây là bài viết về trình tự thủ tục điều kiện tổ chức hội nghị người lao động. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu tư vấn lao động hoặc các vấn về pháp lý  khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn./.

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết