Luật Lao Động

Trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuê lại

Trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuê lại thuộc về chủ thể nào là thắc mắc chung của các bên trong hoạt động cho thuê lại lao động. Việc trả lương và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ giúp đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người lao động thuê lại. Bài viết dưới đây Chuyên tư vấn luật sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuê lại

Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuê lại

Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động

Trường hợp được sử dụng lao động thuê lại

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019, bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong các trường hợp sau đây:

  • Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
  • Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
  • Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Trường hợp không được sử dụng lao động thuê lại

Bên cạnh những trường hợp được sử dụng lao động thì cũng có những trường hợp pháp luật quy định không được sử dụng lao động thuê lại, cụ thể theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019:

  • Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
  • Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
  • Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

Lưu ý theo quy định tại khoản 4 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động thuê lại không được phép chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại do doanh nghiệp cho thuê lại lao động không được cấp phép cung cấp.

>>>Xem thêm: Thủ tục cho thuê lại lao động của doanh nghiệp

Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại

Người lao động thuê lại sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Quyền và nghĩa vụ chung của người lao động tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019:

  1. Người lao động có các quyền sau đây:
  • Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
  • Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
  • Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đình công;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
  1. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:
  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Bên cạnh đó, Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ riêng của người lao động thuê lại như sau:

  • Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;
  • Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
  • Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
  • Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.

Như vậy, từ quy định của pháp luật nêu trên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng, người lao động thuê lại sẽ có các quyền và nghĩa vụ giống như một người lao động bình thường, kèm theo đó sẽ là các quyền và nghĩa vụ riêng của mình.

Quyền được hưởng lương của người lao động thuê lại

Quyền được hưởng lương của người lao động thuê lại

Chủ thể có trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuê lại

Về trách nhiệm trả lương, trong quy định tại khoản 4 Điều 56 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Lao động 2019, việc cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng.

Từ quy định đó, có thể xác định được rằng doanh nghiệp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động và người lao động ở đây là người lao động thuê lại.

Về trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, tại điểm d khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp về an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Từ các căn cứ nêu trên, có thể xác định được rằng chủ thể chịu trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuê lại là doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Bên thuê lại lao động không phải chịu trách nhiệm này.

Luật sư tư vấn về trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuê lại

Với đội ngũ chuyên viên pháp lý và luật sư chuyên môn có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Chuyên Tư Vấn Luật xin cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn về trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuê lại như sau:

  • Tư vấn cho quý khách hàng hiểu quy định của pháp luật về việc cho thuê lại lao động: nguyên tắc hoạt động; những trường hợp được thuê lại và không được thuê lại lao động,…
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo hợp đồng cho thuê lại lao động;
  • Hướng dẫn khách hàng về quyền và nghĩa vụ khi chọn sử dụng người lao động thuê lại;
  • Hướng dẫn khách hàng về việc trả lương và đóng bảo hiểm xã hội.

Tư vấn về trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội

Tư vấn về trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội

Theo quy định của pháp luật về lao động hiện hành, trách nhiệm trả lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thuê lại thuộc về doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Nếu quý khách hàng còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.63.63.87 để được Luật sư lao động hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi luôn mong chờ nhận được cuộc gọi từ quý khách hàng.

5 (10 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 792 bài viết