Luật Lao Động

Thủ tục yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Đình công là quyền lợi của người lao động theo đó người lao động có quyền đình công trong những trường hợp theo quy định, tuy nhiên không phải cuộc đình công nào cũng hợp pháp. Vậy Thủ tục yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công được thực hiện như thế nào? Và một số vướng mắc khác liên quan đến việc đình công sẽ được Chuyên tư vấn luật phân tích và làm sáng tỏ: Thủ tục yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Thủ tục yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Chủ thể có quyền yêu cầu

Theo Điều 403 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền yêu cầu tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt đình công. Chủ thể có quyền yêu yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Chủ thể có quyền yêu yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Cơ quan có thẩm quyền thụ lý yêu cầu

Theo Điều 405 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 225 Bộ luật lao động quy định về Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công:
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công có thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công.
  • Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh về tính hợp pháp của cuộc đình công trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
>>>Xem thêm:  Hướng dẫn thủ tục đình công đúng pháp luật

Hồ sơ yêu cầu

Đơn yêu cầu

Liệu yêu cầu xem xét tính hợp pháp đình công có phải yêu cầu việc dân sự không? Bản chất của “Đình công” theo Bộ luật lao động 2019 quy định chỉ là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. Tại Điều 361 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định việc dân sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Như vậy, Việc xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công là việc dân sự. Căn cứ vào đó, theo Nghị quyết 01/2017 NQ-HĐTP dựa vào Mẫu số 92-DS Đơn giải quyết việc dân sự làm đơn yêu cầu xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Đơn yêu cầu giải quyết cuộc đình công hợp pháp

Đơn yêu cầu giải quyết cuộc đình công hợp pháp

>>>Xem thêm:  Thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không được cấp giấy phép lao động

Hồ sơ, tài liệu đính kèm

Hồ sơ xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải có đủ các nội dung như yêu cầu giải quyết việc dân sự gồm có: Những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 gồm:
  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết cuộc đình công
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
  • Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết cuộc đình công;
  • Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết (nếu có);
  • Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
  • Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
  • Tên, địa chỉ của tổ chức lãnh đạo cuộc đình công;
  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động nơi tập thể lao động đình công.
Bên cạnh đó, kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi bản sao quyết định đình công, quyết định hoặc biên bản hòa giải của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Thụ lý và giải quyết

Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét. Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

Quyền kháng cáo về quyết định của tòa án cấp sơ thẩm

Theo quy định Điều 371 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định
  • Người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết cuộc đình có quyền kháng cáo, trừ quyết định giải quyết việc dân sự quy định tại khoản 7 Điều 27, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 của Bộ luật này.
  • Căn cứ theo quy định Điều 413 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định ngay sau khi nhận đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Tòa án nhân dân cấp cao phải có văn bản yêu cầu Tòa án đã xét tính hợp pháp của cuộc đình công chuyển hồ sơ vụ việc để xem xét, giải quyết.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đã ra quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công phải chuyển hồ sơ vụ việc cho Tòa án nhân dân cấp cao để xem xét, giải quyết.
>>>Xem thêm:  Pháp luật lao động quy định mức lương tối thiểu như thế nào?

Thông tin liên hệ luật sư

Để được hỗ trợ, Quý khách có thể lựa chọn qua các hình thức:
  • Tư vấn trực tiếp tại Trụ sở và Văn phòng làm việc:
    • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
    • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.
  • Tư vấn trực tuyến:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến những vấn đề cần lưu ý về Thủ tục xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Nếu như bạn có bất cứ vướng mắc nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG  Xin cảm ơn. *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (11 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết