Luật Lao Động

Hướng dẫn thủ tục đình công đúng pháp luật

Thủ tục đình công đúng pháp luật có lẽ là nhu cầu của rất nhiều người lao động khi đang thực hiện hợp đồng lao động. Để phản đối việc người sử dụng lao động vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì thủ tục đình công được pháp luật trao cho người lao động như một công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích. Để hoạt động đình công là hợp pháp thì THỦ TỤC ĐÌNH CÔNG phải thực hiện như thế nào. Luật sư lao động sẽ hướng dẫn bạn qua bài viết dưới đây.

Đình công đúng pháp luật

Đình công đúng pháp luật

>>Xem thêm: ĐÌNH CÔNG NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ?

Đình công là gì?

Theo quy định tại Điều 198 Bộ luật lao động 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Điều kiện tiến hành đình công

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động 2019 ghi nhận người lao động có quyền đình công. Theo đó, đình công sẽ được tiến hành khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tranh chấp phát sinh từ lao động tập thể, trong phạm vi quan hệ lao động;
  • Do người lao động trong cùng doanh nghiệp tự nguyện tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp đó;
  • Trong trường hợp tập thể người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lao động của hội đồng trọng tài lao động nhưng không khởi kiện ra toà án;
  • Do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn lâm thời lãnh đạo theo thủ tục luật định;
  • Không vi phạm quy định về cấm, hoãn, ngừng đình công.

>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết yêu cầu lao động

Điều kiện tiến hành đình công

Điều kiện tiến hành đình công

Trình tự, thủ tục tiến hành đình công hợp pháp

Lấy ý kiến đình công

Đối tượng lấy ý kiến

Tổ chức đại diện người lao động sẽ lấy ý kiến toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.

Nội dung lấy ý kiến

Nội dung lấy ý kiến để tiến hành đình công bao gồm hai nội dung:

  • Đồng ý hay không đồng ý đình công;
  • Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này.

Thời gian, hình thức lấy ý kiến

Thời gian lấy ý kiến sẽ do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng phải báo trước cho người lao động ít nhất 1 ngày. Việc lấy ý kiến có thể bằng hình thức bỏ phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.

Quyết định đình công

Nội dung quyết định đình công

Quyết định đình công hợp pháp theo quy định pháp luật có các nội dung:

  • Kết quả lấy ý kiến đình công;
  • Thời điểm bắt đầu đình công, địa điểm đình công;
  • Phạm vi tiến hành đình công;
  • Yêu cầu của người lao động;
  • Họ tên, địa chỉ liên hệ của người đại diện cho tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công.

Thời hạn thông báo quyết định đình công

Ít nhất là 5 ngày làm việc trước ngày bắt đầu đình công, tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải gửi văn bản về việc quyết định đình công cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Tiến hành đình công

Đến thời điểm tiến hành đình công được ghi nhận trong quyết định đình công, người sử dụng lao động vẫn không chấp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp của tập thể người lao động thì Ban chấp hành công đoàn tổ chức và lãnh đạo đình công

>> Xem thêm: Hướng dẫn người lao động khiếu nại, tố cáo khi bị chèn ép buộc thôi việc

Tiến hành đình công

Tiến hành đình công

Đình công hợp pháp có được nhận lương không?

Theo quy định tại Điều 207 Bộ luật lao động 2019 thì:

  • Đối với người lao động không tham gia đình chỉ nhưng vì lý do đình công mà phải ngừng việc thì được trả lương ngừng việc theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
  • Đối với người lao động tham gia đình công thì sẽ không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Các vấn đề pháp lý đặt ra trong quản lý lao động

Như vậy, để việc đình công được xem là hợp pháp thì cần đáp ứng các điều kiện và trải qua trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật. Nếu người lao động tự ý đình công thì có thể sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Do đó, để thực hiện đình công đúng theo quy định pháp luật, người lao động cần có những cố vấn pháp luật để tư vấn trình tự, thủ tục thực hiện đình công hợp pháp.

Trên đây là bài viết hướng dẫn quý khách hàng về Hướng dẫn thủ tục đình công đúng quy định pháp luật. Nếu Quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hãy liên hệ ngay cho Luật sư tư vấn Luật lao động của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

4.6 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết