Hợp đồng lao động bằng lời nói là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng lao động chỉ bằng miệng, không thông qua bất cứ văn bản, giấy tờ gì. Vậy hợp đồng lao động có thể giao kết bằng miệng không, nếu giao kết bằng miệng thì nó có hiệu lực không. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Hợp đồng lao động bằng lời nói
Mục Lục
Các hình thức của hợp đồng lao động
Theo Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động có thể được ký kết theo các hình thức:
- Hợp đồng lao động bằng văn bản;
- Hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu;
- Trường hợp không ký kết hợp đồng lao động nhưng giữa các;
- Bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng.
Trừ các trường hợp sau đây bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản dù hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng (theo điều 14, BLLĐ 2019) :
- Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
- Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.
- Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình.
Việc hạn chế trường hợp ký kết hợp đồng lao động bằng lời nói để buộc các bên giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; với hình thức hợp đồng bằng văn bản sẽ tăng tính ràng buộc để các bên thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết, tránh tình trạng “lời nói gió bay”.
>>Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết thỏa thuận miệng chuyển đổi quyền sử dụng đất
Thỏa thuận miệng
Hiệu lực của hợp đồng lao động bằng lời nói
Như vậy, theo quy định trên, thì hợp đồng lao động bằng lời nói vẫn có hiệu lực trong các trường hợp là giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng trừ các trường hợp tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật Lao động 2019.
Hậu quả giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói không đúng theo quy định pháp luật
Bộ luật Lao động hiện hành không quy định vô hiệu đối với hợp đồng không đúng về hình thức. Căn cứ Điều 13 thì dù giữa các bên chưa lập hợp đồng lao động, nhưng đã có thỏa thuận về việc làm, mức lương và việc quản lý, giám sát của người sử dụng lao động thì pháp luật vẫn công nhận có quan hệ lao động tồn tại
Theo đó, hợp đồng chỉ vô hiệu một phần hoặc toàn bộ theo các trường hợp quy định tại Điều 49, Bộ luật Lao động 2019
Ngoài ra, việc lập hợp đồng trước khi nhận người lao động vào làm việc là nghĩa vụ của người sử dụng lao động (khoản 2 Điều 13, Bộ luật Lao động). Do đó, có khả năng người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động, cũng như bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật theo quy định của Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Hậu quả giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói không đúng theo quy định pháp luật
Luật sư tư vấn về hợp đồng lao động
Giao kết hợp đồng lao động là vấn đề quan trọng để đảm bảo quyền lợi của các bên khi tham gia vào quan hệ lao động. Trong lĩnh vực này, Luật sư có thể hỗ trợ tư vấn các vấn đề sau:
- Tư vấn về độ tuổi giao kết hợp đồng lao động; Tư vấn về các hình thức hợp đồng lao động;
- Tư vấn về nội dung hợp đồng lao động;
- Tư vấn về thử việc
- Tư vấn về bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Tư vấn về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
- Tư vấn về chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tư vấn về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Tư vấn về bồi thường thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Hợp đồng lao động bằng lời nói có hiệu lực không”. Nếu còn có thắc mắc về hợp đồng lao động hay cần nhờ đến sự hỗ trợ từ LUẬT SƯ tư vấn luật lao động, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900633716 để được tư vấn cụ thể và được hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn!